EVP (Employee Value Proposition) – Yếu tố then chốt thu hút ứng viên sáng giá

Hãy thử tưởng tượng nếu bạn phải tuyển dụng những nhân sự cấp cao với nhiều năm kinh nghiệm – những người luôn có cả ...

Photo of author

Phuc Pham

Ngày đăng:

evp-la-gi

Hãy thử tưởng tượng nếu bạn phải tuyển dụng những nhân sự cấp cao với nhiều năm kinh nghiệm – những người luôn có cả tá offer trong tay. Bạn sẽ làm gì để thu hút họ? Tất cả doanh nghiệp đều muốn chiêu mộ nhân tài nhưng có bao nhiêu doanh nghiệp thật sự làm được điều này? Đó là lý do vì sao doanh nghiệp cần quan tâm xây dựng EVP (Employee Value Proposition) để thu hút ứng viên, tạo sức cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng.

EVP (Employee Value Proposition) là gì?

Employee Value Proposition, gọi tắt là EVP, là một thuật ngữ chỉ những đặc thù của một doanh nghiệp có thể sử dụng để thu hút ứng viên. EVP có thể là những giá trị hữu hình như lương thưởng, chính sách đãi ngộ, các chương trình đào tạo,…. Và những yếu tố vô hình như môi trường làm việc. Khó khăn lớn nhất khi xây dựng EVP là làm thế nào để trở nên khác biệt so với các doanh nghiệp khác, nhằm thu hút những ứng viên sáng giá.

Xây dựng EVP (Employee Value Proposition)

Trên thực tế, việc xây dựng EVP cần dựa vào 1 số yếu tố cơ bản trong doanh nghiệp. Một EVP hiệu quả phải thu hút được nhiều ứng viên có năng lực nhưng vẫn phù hợp với giá trị của doanh nghiệp. Để bảo đảm hiệu quả, bạn phải xây dựng EVP với những đặc thù tương ứng với mong muốn của ứng viên. Điều này tương tự với việc tạo ra sản phẩm đánh trúng vào insight khách hàng. 

Đa số những yếu tố trong EVP của bạn phải sát với thực trạng nhân sự của doanh nghiệp. Đây là điều rất quan trọng nếu bạn muốn nhân viên cảm nhận rằng doanh nghiệp luôn đáp ứng nhu cầu của mình.

Xây dựng EVP

Và đừng quên điều quan trọng nhất, nội dung của EVP phải phản ánh được văn hoá doanh nghiệp. Có nhiều ứng viên bị thu hút bởi những điều được viết trong EVP, nhưng khi vào làm việc lại nhận thấy những điều trái ngược. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc sớm, chỉ trong một thời gian ngắn sau khi Onboard.

 Tại sao EVP lại quan trọng trong tuyển dụng? 

 Tại sao EVP lại quan trọng trong tuyển dụng?

EVP đóng vai trò như thỏi nam châm giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài. Đây cũng được xem là đòn bẩy nâng cao tinh thần làm việc và lòng tự hào của nhân viên. EVP chính là yếu tố chiến lược để bảo vệ chất lượng đội ngũ nhân sự. Trên thực tiễn, EVP giúp nâng mức độ cam kết của nhân viên mới lên 29%. 

Nhờ đó, nhân viên của bạn sẽ gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn và khả năng cao sẽ giới thiệu những nhân viên khác đến với doanh nghiệp của bạn. EVP tốt sẽ tăng khả năng tiếp cận với ứng viên bị động thông qua việc đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới trong thị trường tuyển dụng.

Tăng sức gắn kết nhân viên

Quy trình xây dựng và chia sẻ EVP của doanh nghiệp sẽ gồm có cả việc lắng nghe nhân viên hiện tại để hiểu được điều gì là quan trọng với họ. Việc này sẽ khiến nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của họ, tăng niềm tin và sự gắn kết với doanh nghiệp.

Gây ấn tượng với nhiều đối tượng ứng viên

Một EVP hiệu quả sẽ đánh trúng tâm lý của từng nhóm lao động khác nhau. Ví dụ, những cơ chế gây chú ý đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm sẽ khác với những ứng viên đã có kinh nghiệm. Hoặc nhóm ứng viên thuộc các vị trí thiên về sáng tạo sẽ khác với các vị trí thiên về kỹ thuật.

Giảm áp lực về mức lương

Nếu ứng viên hứng thú với EVP của doanh nghiệp, họ sẽ ít xem trọng về mức lương. Điều này có nghĩa là đôi khi mức lương mà doanh nghiệp bạn đề xuất không thuộc dạng Top của thị trường nhưng bạn vẫn thu hút được những ứng viên có năng lực cao.

Các bước xây dựng EVP hiệu quả

Sau đây là 4 bước xây dựng EVP giúp bạn thu hút mọi ứng viên sáng giá.

Bước 1: Phân tích thực trạng

Trước khi bắt tay vào xây dựng EVP, bạn hãy nhìn nhận lại một lượt những chính sách mà doanh nghiệp đang sử dụng. Sau đó, hãy phân loại những quyền lợi đó thành vô hình hoặc hữu hình. Ví dụ những lợi ích hữu hình có thể kể đến như chế độ bảo hiểm, được trang bị điện thoại và laptop, các loại phụ cấp,… Một số quyền lợi vô hình là môi trường làm việc cởi mở, tự do, văn hóa hợp tác giữa nhân viên,… Sau đó, hãy phân tích liệu những quyền lợi này có đủ sức thu hút những ứng viên sáng giá hay không?

gia-tri-evp

Bước 2: Thực hiện khảo sát

Để đánh giá được mức độ hài lòng với các chính sách ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp cần thực hiện khảo sát thực tế để có được câu trả lời. Hãy hỏi nhân viên xem họ thích nhất điều gì ở doanh nghiệp và họ mong muốn thay đổi điều gì. Sau đây là một số câu hỏi bạn có thể đưa ra cho nhân viên khi thực hiện khảo sát

  • Chế độ nào mà bạn cảm thấy hài lòng nhất?
  • Chế độ nào mà bạn sử dụng nhiều nhất?
  • Những chính sách của doanh nghiệp có đáp ứng được kỳ vọng của bạn không?
  • Bạn có sẵn sàng giới thiệu ứng viên cho doanh nghiệp không?
  • Đánh giá trên thang điểm 10 mức độ hài lòng của bạn

Tiếp đến, phân tích kết quả đã đạt được bằng cách phân chia chúng tương ứng với các nhóm nhân viên thuộc các phòng ban khác nhau. Ví dụ như Marketing, Sales, Developer,… Sau khi đã tìm được xu hướng chung của từng nhóm vị trí, hãy tập trung vào những điều này khi đăng tin tuyển dụng.

Ngoài ra, bạn đừng quên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Nếu EVP của bạn không có gì khác biệt thì sẽ không tạo được ấn tượng với ứng viên. Vì thế, hãy chú ý đến những điểm khác biệt để biến doanh nghiệp của bạn thành nơi làm việc lý tưởng.

Bước 3: Xây dựng và thực thi

Từ kết quả có được qua những cuộc khảo sát ở bước 2, hãy nghiêm túc phân tích. Sau khi đã tổng hợp ý kiến của nhân viên, hãy trao đổi với ban lãnh đạo để cùng điều chỉnh hoặc xây dựng chính sách phù hợp hơn. Lưu ý, EVP thu hút ứng viên cần súc tích, ngắn gọn và đánh thẳng vào tâm lý người đọc.

Sau đó, hãy đưa những giá trị trong EVP lên các phương tiện truyền thông. Ví dụ như: đăng trên website tuyển dụng của doanh nghiệp, trang fanpage, Linkedin, đưa vào bài đăng tuyển dụng,… Không những thế, hãy áp dụng những giá trị này vào quy trình tuyển dụng, từ lúc phỏng vấn, onboarding, làm chính thức, lên chức,…

Bước 4: Xem xét và chỉnh sửa

Trong quá trình thực thi, EVP muốn hiệu quả thì luôn rất cần được chỉnh sửa để tương thích với môi trường và xu hướng mới. Trên thực tiễn, nhiều doanh nghiệp sửa đổi EVP thường niên để xây dựng chính sách đãi ngộ tốt nhất cho nhân viên. Để làm được điều này, hãy thực hiện khảo sát nội bộ định kỳ và lắng nghe ý kiến nhân viên. Đây là động thái giúp duy trì sự minh bạch trong điều hành và quản lý, cũng như giữ mối quan hệ với nhân viên cấp dưới. 

Nhìn chung, EVP (Employee Value Proposition) sẽ đóng vai trò như một thỏi nam châm thu hút những ứng viên sáng giá. Vì thế, xây dựng một EVP hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng tuyển dụng và thiết lập đội ngũ nhân sự vững mạnh.

Rate this post

Viết một bình luận