Case Study: HubSpot và công thức Employer Branding độc đáo

case-study-hubspot-va-cong-thuc-employer-branding-doc-dao-thumbnail

Một HR giỏi sẽ biết cách phát huy những kinh nghiệm sẵn có của mình và trau dồi thêm những kiến thức mới giúp cho công việc tốt hơn. Kiến thức có thể đến từ những người đi trước hoặc bài học kinh nghiệm từ những doanh nghiệp lớn. Trong bài viết này, hãy cùng JobTest tìm hiểu về HubSpot và cách doanh nghiệp này làm Employer Branding giúp thu hút và giữ chân nhân sự của mình nhé.

Giới thiệu về HubSpot

HubSpot là một doanh nghiệp Mỹ được thành lập năm 2006 chuyên về các sản phẩm phần mềm cho marketing, bán hàng và dịch vụ khách hàng. HubSpot nổi tiếng trên thương trường toàn cầu là doanh nghiệp sáng lập ra khái niệm và chiến lược Inbound Marketing – một trong những phương pháp được đánh giá giúp phát triển thương hiệu bền vững nhất hiện nay. Với inbound marketing, chỉ trong vòng 3 năm, HubSpot tăng trưởng từ một doanh nghiệp nhỏ với doanh thu 255,000 đô vào năm 2007 lên tới 15.6 triệu đô vào năm 2010.

Các khách hàng chủ yếu của HubSpot là doanh nghiệp. Sản phẩm của HubSpot ngày càng được đa dạng hóa và phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng. Từ những phần mềm, công cụ giúp khách hàng trong khâu marketing và bán sản phẩm tới các khóa học về marketing và kinh doanh có cung cấp chứng chỉ.

case-study-hubspot-va-cong-thuc-employer-branding-doc-dao-1
Đội ngũ nhân viên HubSpot đồng hành dài lâu và sẵn sàng cống hiến 

Áp dụng Inbound Recruiting – sản phẩm “cây nhà lá vườn”

Thành công rực rỡ với Inbound Marketing, HubSpot cũng không quên áp dụng phương pháp luận Inbound vào tuyển dụng, đó chính là Inbound Recruiting.

Theo như bà Hannah Fleishman, Inbound Recruiting Manager tại HubSpot, Inbound Recruiting hướng tới trải nghiệm của ứng viên và cách người dùng nghĩ về thương hiệu tuyển dụng. 

Inbound là kim chỉ nam trong mọi hoạt động của HubSpot.

Inbound Recruiting xây dựng phễu truyền thông tuyển dụng dựa trên phương pháp luận của inbound marketing. Phương pháp tuyển dụng inbound thu hút ứng viên với đầu vào (đầu phễu) là các nội dung nói về công ty, như các bài blog và nội dung trên mạng xã hội; ở giữa phễu là khi ứng viên được “nuôi dưỡng” bởi các email gửi tới hòm thư cá nhân; tại cuối phễu là những offer mang tính trải nghiệm cá nhân nhất. 

case-study-hubspot-va-cong-thuc-employer-branding-doc-dao-2
Phương pháp luận inbound của HubSpot

Inbound Recruiting đề cao những nội dung hoặc offer phải liên quan thiết thực và hữu ích cho ứng viên. Chính vì vậy, những điều đội ngũ tuyển dụng mang lại cho ứng viên là giải quyết các vấn đề của họ, suy nghĩ từ phía họ để đưa ra câu trả lời và giải pháp tốt nhất. Dựa trên thực tế ngày nay 76% ứng viên tìm việc bằng cách sử dụng Google Tìm Kiếm, HubSpot đã có những nội dung được tối ưu SEO, xếp hạng cao trên Google với những bài viết giúp ứng viên trong hành trình tìm công việc mới.

Văn hóa doanh nghiệp tại HubSpot được xây dựng như thế nào?

Văn hóa doanh nghiệp được HubSpot ưu tiên phát triển từ rất sớm. Tại HubSpot, văn hóa  trước hết là vì nhân sự, mọi nhân sự đều thông minh, họ thúc đẩy nhau, và họ đều có đóng góp dù ít hay nhiều. HubSpot tạo nên nền văn hóa tự do nơi các nhân sự có thể làm việc tốt nhất, thoải mái nhất. Công ty mong muốn nhân sự của mình có thể biến công việc thành một phần trong cuộc sống của họ và tận hưởng khi lao động thay vì tạo ra những áp lực, căng thẳng.

Chế độ làm việc tại công ty rất linh hoạt với các chính sách như nghỉ không giới hạn, nhân sự có thể làm việc tại nhà khi có nhu cầu, HubSpot có cả những nhân sự làm việc từ xa – họ làm việc tự chủ và minh bạch. Vì vậy, môi trường làm việc không bị bó buộc trong văn phòng, mỗi nhân sự có thể làm việc từ các nơi khác nhau nhưng đảm bảo sự kết nối và hiệu quả công việc. Và để phục vụ thêm cho việc kết nối nhân sự khi họ không làm việc trong cùng một văn phòng, HubSpot xây dựng mạng xã hội nội bộ là Slack giúp các thành viên trò chuyện và giao tiếp công việc.

case-study-hubspot-va-cong-thuc-employer-branding-doc-dao-3
Bầu khí cởi mở và nền văn hóa tự do tại HubSpot

Thêm vào đó, nền văn hóa tự do của HubSpot còn linh hoạt hơn khi tại mỗi phòng ban, các nhân sự có thể tự tạo ra một nền văn hóa riêng phù hợp với tính chất công việc của họ. Nhờ đó, mỗi phòng ban có thể là những đồng chí cùng chung mục đích giúp đóng góp và sự tăng trưởng của công ty và cùng giúp nhau tiến bộ.

Chiêu mộ nhân tài với bộ EVP phù hợp

Trong mọi chiến lược Employer Branding, EVP (Employee Value Proposition) là một yếu tố không thể thiếu. Nó có thể coi là điều giúp thu hút những ứng viên tiềm năng và mang lại động lực gắn kết lâu dài cho nhân sự hiện tại.

case-study-hubspot-va-cong-thuc-employer-branding-doc-dao-4
Bộ Culture Code giúp gắn kết các thành viên với nhau

Tại HubSpot, EVP được coi là culture code, và được thiết lập lấy cảm hứng rất nhiều từ culture code của Netflix. Ban lãnh đạo của công ty đã tổng hợp bộ culture code dựa trên các ý kiến đóng góp, trợ giúp và phản hồi định kỳ từ nhân viên và xây dựng, thay đổi cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo culture code của HubSpot tại đây. Trong slide dài 128 trang về bộ culture code của HubSpot, tất cả được xây dựng dựa trên 4 điều cốt lõi:

1. Quyền tự chủ. Nhân sự hoàn toàn có quyền linh hoạt và quyền sở hữu đối với công việc của mình. HubSpot tin rằng điều đó sẽ giúp nhân sự phát triển nhanh hơn, HubSpot không đi quá sâu vào việc quản lý vi mô, công ty cho phép nhân sự làm những công việc họ giỏi nhất và cảm thấy hứng thú.

2. Minh bạch. Mọi công việc và vấn đề nội bộ đều được chia sẻ cho mọi nhân sự. Các nhân sự đều có quyền truy cập vào những thông tin giống nhau, từ thực tập sinh tới những nhân viên chính thức và những người đứng đầu các phòng ban. HubSpot xây dựng trang wiki nội bộ với toàn bộ khái niệm và tiến trình của các công việc hiện tại. Khi nhân sự có được thông tin về toàn bộ những gì đang diễn ra tại công ty, họ có thể phối hợp làm việc hiệu quả hơn và cùng hòa chung vào mục tiêu tổng thể của công ty.

3. Sứ mệnh. Sứ mệnh của HubSpot là luôn giải quyết các vấn đề của khách hàng. HubSpot mong muốn làm cho các công việc của khách hàng trở nên dễ dàng hơn. 

4. HEART. Đây thực chất là một từ viết tắt. HubSpot mong muốn được cộng tác với những người có yếu tố HEART, đó là Humble, Empathetic, Adaptable, Remarkable, và Transparent (khiêm tốn, đồng cảm, dễ thích nghi, khác biệt và minh bạch).

case-study-hubspot-va-cong-thuc-employer-branding-doc-dao-5
Yếu tố HEART nằm trong mỗi nhân viên HubSpot

HubSpot và chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng với những tiêu chí hướng đặt nhân sự lên hàng đầu là hình mẫu đã được nhiều doanh nghiệp Việt học tập và áp dụng. Bên cạnh HubSpot, một doanh nghiệp nữa cũng được xem là mô hình nhiều doanh nghiệp hướng tới khi xây dựng thương hiệu tuyển dụng, đó là Google. Mời bạn tìm hiểu chiến lược EB của Google tại đây nhé.

Rate this post

Viết một bình luận