Tái cấu trúc doanh nghiệp: Rủi ro và Giải pháp

Rủi ro khi tái cấu trúc doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi. Vì tâm lý tự nhiên, nhân viên luôn muốn ổn định và ...

Photo of author

Phuc Pham

Ngày đăng:

Rủi ro khi tái cấu trúc 1

Rủi ro khi tái cấu trúc doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi. Vì tâm lý tự nhiên, nhân viên luôn muốn ổn định và ngại sự thay đổi. Tuy nhiên nếu đội ngũ lãnh đạo đủ năng lực và tầm nhìn, quá trình này sẽ được diễn ra mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Thậm chí, doanh nghiệp còn có thể giảm nguy cơ tiềm ẩn tạo ra các cuộc khủng hoảng, giải quyết triệt để các bất cập trong bộ máy quản lý. Trong bài viết sau đây, JobTest sẽ đề cập đến những rủi ro mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt và giải pháp giải quyết.

Tái cấu trúc doanh nghiệp mà chúng tôi đang đề cập đến là những thay đổi trong bộ máy và chiến lược quản trị nhân sự. Những thay đổi này sẽ được thực hiện trên nền tảng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi trước đây của doanh nghiệp.

Rủi ro khi tái cấu trúc doanh nghiệp

quy trình tái cấu trúc doanh nghiệp có được thực hiện bài bản và toàn diện, doanh nghiệp cũng có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro sau đây.

Rủi ro tái cấu trúc

Ảnh hưởng đến ROI

Một trong những mối nguy hiểm khi thay đổi tổ chức là công ty có thể bị ảnh hưởng đến ROI. Khách hàng có thể không được thông báo về tất cả những thay đổi mới. Và sự hỗn loạn sẽ xảy ra khi một doanh nghiệp không thể điều chỉnh lại các phương thức kinh doanh một cách hiệu quả. Rủi ro này phải được đánh giá để xem liệu doanh nghiệp có thể chịu lỗ trên ROI trong quá trình tái cơ cấu hay không. Mặt khác, doanh nghiệp phải lập kế hoạch hạn chế ảnh hưởng đến ROI. Ví dụ như tăng cường truyền thông với khách hàng, để tất cả các bên liên quan hiểu được những thay đổi.

Rủi ro khi tái cấu trúc giảm doanh thu

Mất liên kết trong truyền thông nội bộ

Một phần của quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp là thu thập phản hồi. Quá nhiều công ty đang lập kế hoạch tái cơ cấu mà không tính đến những người sẽ bị ảnh hưởng. Đội ngũ nhân viên có thể sẽ hiểu rõ vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải hơn cấp lãnh đạo. Vì thế, doanh nghiệp cần quan tâm ý kiến phản hồi của nhân viên. 

Việc thúc đẩy một môi trường an toàn, trong đó nhân viên cảm thấy suy nghĩ của họ được coi trọng sẽ giúp họ sẵn sàng đóng góp ý kiến của mình. Doanh nghiệp có thể gửi một khảo sát ẩn danh để hỏi xem nhân viên muốn thay đổi điều gì. Và cách họ tiếp cận việc tái tổ chức công ty.

Điều quan trọng nữa là phải lắng nghe các bên liên quan chính trong quá trình lập kế hoạch tái cấu trúc. Tất cả những nội dung truyền đạt đều cần phải được phê duyệt và xem xét kỹ lưỡng. Các thỏa thuận công đoàn, hợp đồng lao động, v.v. đều sẽ cần ý kiến ​​đóng góp của các bên liên quan. Nếu vấn đề truyền thông nội bộ không được xem trọng, rất có thể sẽ tạo một làn sóng nghỉ việc. Khi đó, tái cấu trúc sẽ là một nỗ lực lãng phí — và là một tổn thất tiềm tàng cho doanh nghiệp.

Rủi ro tái cấu trúc động lực nhân viên

Biến động nhân sự

Các nhà lãnh đạo sẽ giữ vai trò chính trong công cuộc tái cấu trúc doanh nghiệp. Nhưng cách tốt nhất để khuyến khích sự thay đổi bền vững là phân quyền vai trò cho các thành viên. Nếu chỉ giao tất cả nhiệm vụ cho một hoặc hai người chủ chốt của công ty sẽ vô tình cô lập thành viên trong nhóm. Điều này hạn chế sự hợp tác giữa nhân viên trong các kế hoạch mới trong tương lai. Hơn nữa, các thành viên trong nhóm có thể không hiểu vai trò mới của họ trong quá trình này. Điều này sẽ gây nhầm lẫn và gián đoạn quy trình làm việc thống nhất.

Giảm tinh thần làm việc

Cùng với rủi ro có sự nhầm lẫn về vai trò trong các phòng ban, các doanh nghiệp còn đối mặt với nguy cơ nhân viên bị mất tinh thần làm việc trong quá trình tái cấu trúc. Nhiều yếu tố có thể gây ra sự suy giảm này. Chẳng hạn như ROI giảm do tiến độ kinh doanh chậm lại trong quá trình điều chỉnh các mục tiêu mới. Ngoài ra, các giai đoạn thay đổi thường mang lại khối lượng công việc nặng nề hơn. Điều này khiến các nhân sự cảm thấy quá tải trong nỗ lực tái cấu trúc. Vì những lý do này, các doanh nghiệp sẽ cần phải nhận thức được tinh thần làm việc của nhân viên để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

rui-ro-tai-cau-truc-van-hoa-lam-viecTái cấu trúc tổ chức luôn đi kèm với rủi ro, nhưng điều này không có nghĩa quá trình tái cấu trúc không nên thực hiện. Trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, doanh nghiệp chỉ có 2 lựa chọn. Hoặc chấp nhận thất bại hoặc tái cấu trúc để tiếp tục phát triển. Để hạn chế tối đa rủi ro trong quy trình tái cấu trúc. Doanh nghiệp nên dự đoán các tác động đến tình hình kinh doanh cũng như nội bộ nhân sự. Từ đây, các nhà lãnh đạo có thể xây dựng những phương án dự phòng. Điều này giúp kế hoạch tái cấu trúc được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Lợi ích khi thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp

Lợi ích đầu tiên mà quy trình tái cấu trúc nhân sự có thể đem lại là một bộ máy nhân sự hoàn thiện. Giúp phối hợp chặt chẽ, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Ngoài việc cơ cấu vận hành đạt kết quả tốt, tái cấu trúc doanh nghiệp còn đem đến những lợi ích sau đây:

  • Tăng lợi nhuận, doanh thu cho doanh nghiệp
  • Phát triển uy tín và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
  • Định hình và phát triển văn hóa doanh nghiệp
  • Xây dựng đường lối chiến lược và phương hướng phát triển rõ ràng

Tóm lại, việc tái cấu trúc doanh nghiệp theo chiến lược bài bản và đúng thời điểm sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn. Đây còn là cơ sở để doanh nghiệp định hình lại hoạt động kinh doanh và chuẩn bị cho những bước phát triển lâu dài sắp tới.

Giải pháp của JobTest

Muốn doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khủng hoảng, cải thiện kết quả kinh doanh, thì tái cấu trúc là việc làm bức thiết. Tại JobTest, chúng tôi đang cung cấp giải pháp xây dựng Khung năng lực và Từ điển năng lực

cc

Khung năng lực và Từ điển năng lực chính là nền tảng cho mọi hoạt động quản trị nhân sự. Ví dụ như: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên, hoặc bổ nhiệm, thăng chức, luân chuyển nhân sự. Đây sẽ là cơ sở doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc, hoàn chỉnh bộ máy nhân sự, kiểm soát tốt rủi ro, tối ưu hóa vận hành và tiết kiệm chi phí. 

Tạm kết

Những rủi ro khi tái cấu trúc là điều mà các doanh nghiệp phải đối mặt và vượt qua. Một chiến lược hoàn chỉnh sẽ luôn bao gồm các phương án dự phòng cho những khó khăn này. Nếu thành công, đây sẽ là một bước ngoặt đánh dấu sự chuyển mình của doanh nghiệp. Và JobTest luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong chặng đường quan trọng này.

Rate this post

Viết một bình luận