Chiến lược Xây dựng thương hiệu tuyển dụng trong 7 bước

xay-dung-thuong-hieu-tuyen-dung-thumb

Bạn đang bắt đầu xây dựng cho doanh nghiệp mình chiến lược thương hiệu tuyển dụng và chưa biết nên bắt đầu và làm như thế nào? Đừng lo lắng! Hãy cùng JobTest tìm hiểu Chiến lược Xây dựng thương hiệu tuyển dụng chỉ với 7 bước nhé!

Tổng quan về xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng, hay còn gọi là Employer Branding là một xu hướng mới được giới HR quan tâm và đang bắt đầu tập trung đầu tư nhiều hơn trong những năm trở lại đây. Xây dựng thương hiệu tuyển dụng giúp bạn có được nhiều lợi thế hơn trong việc thu hút nhân sự và giữ chân nhân tài tại doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm về Employer Branding, bạn vui lòng xem bài viết Tìm hiểu về Employer Branding tại đây nhé.

Tại sao thương hiệu của nhà tuyển dụng lại quan trọng?

Thương hiệu là một tài sản vô cùng ý nghĩa đối với nhiều lĩnh vực trong đời sống và thương trường, nhất là với thời buổi cạnh tranh gay gắt như ngày nay. Từ việc kinh doanh sản phẩm, mở trung tâm dạy học, hành nghề tự do … cho đến việc trở thành con người của công chúng cũng cần có thương hiệu. Thương hiệu giúp bạn có được một vị trí nhất định trong mắt những người quan tâm đến bạn. Đối với công tác tuyển dụng, thương hiệu tuyển dụng đóng vai trò giúp nhà tuyển dụng nổi bật và hấp dẫn trong mắt ứng viên và nhân sự hơn khi tìm kiếm và công tác tại doanh nghiệp. Và quan trọng hơn là giúp nhà tuyển dụng tạo nên một môi trường làm việc lý tưởng cho nhân sự tại doanh nghiệp.

Theo số liệu nghiên cứu từ HubSpot, thương hiệu tuyển dụng giúp doanh nghiệp giảm tỷ lệ nhảy việc của nhân sự đến 28% và tiết kiệm ~ 50% chi phí đầu tư cho việc tuyển dụng. 75% ứng viên đang tìm việc sẽ apply vào những công ty đã có cho mình thương hiệu tuyển dụng tốt.

Vì vậy, nếu đang là một HR tại doanh nghiệp và doanh nghiệp bạn chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng bài bản thì hãy bắt đầu ngay hôm nay với 7 bước dưới đây nhé.

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng : Quy trình 7 bước

Bước 1: Xác định mục tiêu Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn

Đây là bước tiền đề, giúp bạn dần chia nhỏ mục tiêu và biết được những điều mình cần làm ở hiện tại và trong tương lai trong toàn bộ chiến lược xây dựng thương hiệu. Khi đã xác định được mục tiêu của mình, bạn hãy bám sát vào những mục tiêu này để lên chiến lược phù hợp nhé. Dưới đây là gợi ý 4 mục tiêu tối quan trọng được sử dụng bởi nhiều HR tại các doanh nghiệp:

1. Định vị và nâng cao nhận thức về thương hiệu

2. Thu hút và tăng lượng ứng viên tiềm năng chất lượng

3. Phát triển tư duy lãnh đạo và dẫn dắt xu hướng thị trường

4. Xác định chân dung ứng viên lý / đối tượng truyền thông

Bước 2: Xác định chân dung ứng cử viên lý tưởng của bạn

Chiến lược của bạn hướng tới những đối tượng nào? Hãy tự mình tưởng tượng và đưa ra những đặc điểm mà ứng cử viên lý tưởng bạn mong muốn có được trong doanh nghiệp của mình. Cũng giống như marketing, 5 thành phần quan trọng trong việc xác định chân dung ứng cử viên gồm có:

  • Mục tiêu, giá trị: ứng viên của bạn quan tâm tới mục tiêu và giá trị gì tại một doanh nghiệp
  • Nguồn thông tin: ứng viên của bạn thường tìm kiếm công việc ở đâu? Tại những kênh nào hay địa điểm nào?
  • Nhân khẩu học: xác định những điều liên quan tới cuộc sống của ứng viên như tuổi, giới tính, công việc, hôn nhân, thu nhập hiện tại …
  • Thách thức và nỗi đau: ứng viên của bạn đang gặp những khó khăn gì trong công việc hiện tại? Bạn sẽ đối mặt với những thách thức nào trong việc thu hút những nhân sự này về doanh nghiệp mình?
  • Trở ngại: Tại sao ứng viên không lựa chọn làm việc tại doanh nghiệp bạn? Giải quyết điều đó ra sao?

Bước 3: Xác định đề xuất giá trị nhân viên của bạn (EVP)

Tại bước này, hãy xác định cho chiến lược của bạn những yếu tố EVP phù hợp, trong đó gồm có:

  • Giá trị và văn hóa công ty
  • Các vị trí và cơ sở của công ty, bao gồm khả năng tiếp cận và sự thuận lợi
  • Tổng thể bồi thường
  • Phát triển sự nghiệp
  • Phong cách quản lý
  • Tầm cỡ và chất lượng của đội ngũ
  • Chất lượng công việc
  • Khen thưởng/ vinh danh những cá nhân/ phòng ban có năng suất làm việc hiệu quả
  • Chế độ làm việc giúp nhân sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
  • Các quyền lợi, chẳng hạn như bảo hiểm và chế độ nghỉ phép
  • Các đặc quyền trong công việc như ăn trưa, thời gian làm việc linh hoạt, chế độ work from home, …
  • Các đặc quyền tài chính ngoài lương như thưởng năng suất, trợ cấp nhà ở, hiếu hỉ, …
  • Cơ hội đi du lịch
  • Cơ hội đào tạo nâng cao trình độ

Bước 4: Xác định chiến lược nội dung rõ ràng

Tới bước này là bạn đang thực hiện một nhiệm vụ quan trọng trong toàn bộ chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng của mình rồi đấy. Nếu bạn đã từng nghe cách những marketer nói về nội dung trong marketing Content is king, thì tương tự trong chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng, nội dung là vua – đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược của bạn.

Chiến lược nội dung của bạn sẽ cần đến:

– Văn phong, cách sử dụng ngôn từ hướng tới đối tượng bạn muốn nhắm tới. Những ứng viên bạn đang cần là ai, bạn sẽ giao tiếp như thế nào cho phù hợp với họ? Chẳng hạn, đối với những ứng viên dưới độ tuổi 25, họ sẽ yêu thích sự trẻ trung, năng động, vậy hãy tạo những thông điệp khiến họ quan tâm và muốn nghe. Điều này dựa rất nhiều vào chân dung ứng cử viên lý tưởng của bạn.

– Tiêu chuẩn một bài viết bạn cần là gì, phải đảm bảo những yếu tố gì và truyền tải những thông điệp gì?

– Bạn sẽ phân phối nội dung của mình trên những kênh nào? Website, mạng xã hội hay báo điện tử,..?

– Theo dõi, giám sát và đo lường hiệu quả của chiến lược nội dung. Những nội dung của bạn có thu hút được nhiều ứng viên không? Hình ảnh và nội dung đã đủ hấp dẫn với họ? Ứng viên của bạn đang tương tác với nội dung nào nhiều nhất? Kênh nội dung nào của bạn đang phát huy tác dụng nhiều nhất?

Bước 5: Thiết lập chương trình Employee Advocacy

Employee Advocacy mang lại hiệu quả không kém so với chiến lược nội dung của bạn, bởi bạn đang tận dụng chính những nhân sự làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp làm những “đại sứ thương hiệu” cho mình. Họ là những người kết nối quan trọng và thực tế nhất với những ứng viên đang tìm việc ngoài kia.

Chương trình Employee Advocacy có thể bao gồm những yếu tố sau:

– Khảo sát mức độ hài lòng nhân sự định kỳ

– Tận dụng sự hài lòng của nhân sự để hướng tới network của họ

– Cập nhật tin tức về doanh nghiệp thông qua nhân sự

Một ví dụ điển hình nhất mà các doanh nghiệp hay áp dụng trong chương trình Employee Advocacy là vận động nhân sự lan tỏa hình ảnh doanh nghiệp trên trang cá nhân của mình trên Facebook. Ví dụ như đổi ảnh đại diện theo dòng sự kiện của công ty, đính kèm bộ hashtag được tạo sẵn hoặc có thể tổ chức sự kiện cho nhân sự dựa trên thói quen và sở thích của nhân sự là check-in và đăng hình trên Facebook.

Bước 6: Xác định các kênh để quảng bá Thương hiệu Nhà tuyển dụng của bạn

Với những thông tin bạn đã có được từ Bước 2 (Xác định chân dung ứng viên tiềm năng), bạn có thể xác định được nên quảng bá thương hiệu tuyển dụng qua những kênh nào. Một trong những kênh được sử dụng phổ biến hiện nay là Facebook – mạng xã hội được nhiều người dùng Việt sử dụng nhất. Với từng kênh, bạn cần có nội dung và hình ảnh như thế nào cho phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý về hình thức nội dung cho từng kênh:

  • Website doanh nghiệp: Nội dung cần có tiêu đề, hình ảnh hoặc video đi kèm, văn phong trang trọng, lịch sự.
  • Facebook Page: Nội dung cần có hình ảnh bắt mắt, văn phong đa dạng hơn, thân mật hơn, có thể pha chút tếu táo trong một số bài đăng. Nếu bài đăng được đăng dưới dạng album ảnh thì nên đăng ảnh theo kích thước chuẩn. Trong các bài đăng thường đính kèm template hoặc màu sắc nhận diện thương hiệu và bộ Hashtag thương hiệu.
  • LinkedIn: Sử dụng văn phong và hình ảnh chuyên nghiệp
  • Instagram: Hình ảnh đẹp, thường là hình ảnh với kích thước 1:1, nền tảng này ưu tiên nội dung ngắn gọn, súc tích. Các nhà tuyển dụng thường sử dụng Instagram là nơi để quảng bá văn hóa và môi trường làm việc tại doanh nghiệp của mình.

Bước 7: Quảng bá thương hiệu tuyển dụng trên các kênh truyền thông và tổ chức các sự kiện

Khi bạn đã xác định được các kênh truyền thông phù hợp, hãy lên kế hoạch quảng bá thương hiệu nhé. Với mỗi nền tảng bạn sẽ cần số lượng bài đăng ra sao, mức độ thường xuyên như thế nào và thời gian đăng bài tiếp cận được nhiều ứng viên nhất, …

Thỉnh thoảng, việc tổ chức sự kiện trên mạng xã hội cũng là một cách thu hút ứng viên. Trong đó, Facebook đã có một tính năng giúp bạn tổ chức sự kiện và dễ dàng chia sẻ đến nhiều người hơn.

Bước 8: Đo lường hiệu quả chiến lược Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn

Sau khi thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng của mình, để có thể đánh giá được liệu chiến lược của bạn có đang hiệu quả hay không và cần bổ sung hay chỉnh sửa gì phù hợp, bạn cần có những phương pháp đo lường thích hợp. Theo đó, bạn cần đánh giá được những chỉ số sau đây:

  • Khả năng tiếp cận (Awareness)
  • Tỷ lệ tăng trưởng khán giả (Audience Growth Rate)
  • Reach (Phạm vi tiếp cận)
  • Mức độ tương tác (Engagement)
  • Khả năng chuyển đổi (Conversion)

Nghiên cứu thực tế: Chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng của Cocacola

Cocacola từ lâu đã là một doanh nghiệp được nhiều ứng viên đặt niềm tin và mong ước được có cơ hội làm việc tại đó. Hàng năm Cocacola đều nằm trong danh sách nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam, thương hiệu nhà tuyển dụng này cũng được đánh giá cao. Theo khảo sát từ Anphabe, Cocacola là môi trường làm việc ổn định về công việc cũng như mức thu nhập đảm bảo cho nhân sự, được đào tạo phát triển và lộ trình thăng tiến rõ ràng.

Dưới đây, hãy cùng JobTest tìm hiểu chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng của Cocacola giúp doanh nghiệp này trở thành một trong những nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam nhé.

Mục tiêu của doanh nghiệp

Theo báo cáo của Cocacola, mỗi năm doanh nghiệp này đầu tư 1,4 triệu USD vào khâu tuyển dụng và phát triển nhân sự nội bộ. 

Nhân sự Cocacola là những người như thế nào?

Rate this post

Viết một bình luận