Cú chuyển dịch của thị trường lao động: Từ “Employer-Driven” sang “Employer-Employee Driven Market”

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, thị trường lao động đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ từ mô hình “Employer-Driven” ...

Photo of author

Phuc Pham

Ngày đăng:

thumbnail-cu-chuyen-dich-thi-truong

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, thị trường lao động đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ từ mô hình “Employer-Driven” sang “Employer-Employee Driven Market”. Sự chuyển dịch này không chỉ ảnh hưởng đến cách các doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhân lực mà còn định hình lại chiến lược quản trị và phát triển nhân sự.

1. Từ “Employer-Driven” sang “Employer-Employee Driven Market”: Điều gì đang thay đổi?

Thị trường lao động đang trải qua những biến đổi sâu sắc, khi các yếu tố truyền thống dần nhường chỗ cho những yếu tố mới, phản ánh sự thay đổi trong quyền lực và nhu cầu của cả nhà tuyển dụng lẫn người lao động. Sự chuyển dịch này không chỉ là xu hướng tạm thời mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc tái định hình mối quan hệ lao động. Vậy những thay đổi đó là gì? 

1.1  Sự chuyển dịch quyền lực trong thị trường lao động

Trước đây, thị trường lao động chủ yếu được điều khiển bởi nhà tuyển dụng. Doanh nghiệp nắm giữ quyền lực lớn trong việc xác định các tiêu chí tuyển dụng, chính sách đãi ngộ, và cơ hội phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại đã thay đổi hoàn toàn, khi nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngày, càng tăng và người lao động ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về quyền lợi, quyền lực này đang dần chuyển dịch về phía người lao động.

Trong “Employer-Employee Driven Market,” người lao động không còn là đối tượng thụ động tiếp nhận các quyết định từ phía doanh nghiệp mà dần trở thành nhân tố chủ động, có tầm ảnh hưởng lớn trong việc định hình các yếu tố của mối quan hệ lao động, bao gồm văn hóa doanh nghiệp, cân bằng công việc và cuộc sống, cũng như cơ hội phát triển cá nhân. Để duy trì sức cạnh tranh trong môi trường này,các doanh nghiệp cần có một chiến lược nhân sự linh hoạt, chú trọng việc lắng nghe phản hồi từ nhân viên, tạo điều kiện phát triển toàn diện, và đảm bảo môi trường làm việc phù hợp với những yêu cầu ngày càng đa dạng. 

1.2 Sự gia tăng của các yếu tố phi truyền thống

cu-chuyen-dich-thi-truong-1

Trong khi quyền lực lao động chuyển dịch, một trong những thay đổi nổi bật của thị trường lao động hiện tại là sự gia tăng rõ rệt của các yếu tố phi truyền thống trong mối quan hệ lao động. Theo báo cáo của Global Workplace Analytics, từ năm 2019 đến 2023, tỷ lệ làm việc từ xa đã tăng 159%, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần. Bên cạnh đó,  số liệu từ báo cáo của Breeze cũng chỉ ra rằng 65% người lao động ở Mỹ sẵn sàng cắt giảm 5% lương để hoàn toàn làm việc từ xa.

Hơn nữa, 55% người lao động cho rằng phúc lợi sức khỏe tinh thần là yếu tố quyết định trong việc lựa chọn nhà tuyển dụng (theo nghiên cứu của Gallup). Sự thay đổi này không chỉ phản ánh xu hướng nhân sự hiện tại mà còn định hình lại cách thức các doanh nghiệp phải tiếp cận và quản trị nhân sự.

Điều này cho thấy rằng những yếu tố phi truyền thống như làm việc từ xa, phúc lợi sức khỏe tinh thần, và sự linh hoạt trong môi trường làm việc đã không còn là xu hướng nhất thời mà trở thành những yêu cầu cơ bản. Những yêu cầu này không chỉ tăng cường sự hài lòng và gắn bó của nhân viên mà còn là yếu tố cạnh tranh quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì vị thế trên thị trường lao động toàn cầu.

2. Chiến lược nhân sự Trong “Employer-Employee Driven Market” 

cu-chuyen-dich-thi-truong-2

Để thích ứng với xu hướng nhân sự mới, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược nhân sự toàn diện, tập trung vào sự phát triển bền vững. Đầu tiên, doanh nghiệp cần tạo ra một môi trường làm việc mà trong đó nhân viên cảm thấy được tôn trọng và có cơ hội phát triển. Các chương trình phát triển kỹ năng, lộ trình thăng tiến rõ ràng, và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là những yếu tố cần được chú trọng.

Thứ hai, doanh nghiệp cần tăng cường sử dụng công nghệ trong quản lý nhân sự. Các công cụ phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa quy trình tuyển dụng, đào tạo, và quản lý nhân tài. AiHR –công cụ số hóa quản trị nhân sự (HRM) – nổi bật với khả năng tinh gọn bộ máy, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu suất. Với hệ thống chuẩn hóa quy trình và hỗ trợ 7 ngôn ngữ, AiHR giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trên quy mô toàn cầu.

Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ quản lý nhân sự, tính linh hoạt của AiHR cho phép tùy biến theo nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp, đảm bảo giải pháp phù hợp nhất với mọi yêu cầu đặc thù và trở thành đối tác chiến lược trong việc tối ưu hóa quy trình tuyển dụng, giảm chi phí về nhân sự. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với những thay đổi mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động.

Cuối cùng, việc xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, phản ánh giá trị cốt lõi và cam kết của doanh nghiệp đối với người lao động, là yếu tố then chốt để thu hút và giữ chân nhân tài trong thời kỳ thị trường lao động đổi mới. Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng một thương hiệu nhà tuyển dụng uy tín, đáp ứng kỳ vọng của người lao động và tạo ra sự khác biệt trên thị trường lao động.

3. Kết Luận

Xu hướng chuyển dịch từ “Employer-Driven” sang “Employer-Employee Driven Market” mang đến cả thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nắm bắt và thích ứng với những thay đổi này bằng cách đặt người lao động làm trọng tâm trong mọi hoạt động. Sự linh hoạt, sáng tạo, và cam kết sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp thành công trong môi trường lao động mới này.

Rate this post

Viết một bình luận