Trong mọi chiến lược truyền thông, content luôn đóng vai trò quan trọng. Content giúp trả lời những câu hỏi và từ đó xây dựng lòng tin, phát triển mối quan hệ, và tạo đối tượng tiềm năng. Để có một chiến lược content Employer Branding (EB) hiệu quả, bạn hãy xây dựng một hệ thống content đa chiều. Bạn có biết, không chỉ có bạn mà những người liên quan tới thương hiệu cũng có thể giúp bạn làm content – đóng góp cho chiến lược Employer Branding của bạn không? Và Employee Generated Content là một trong những dạng content như vậy.
Employee Generated Content là gì?
Thuật ngữ này xuất phát từ User Generated Content (viết tắt là UGC) trong marketing. UGC là những nội dung được tạo bởi những người dùng đánh giá, bình luận, check in địa điểm các sản phẩm, dịch vụ họ trải nghiệm. Đối với Employee Generated Content, đó là những nội dung được chính nhân viên của doanh nghiệp tạo ra, có thể là một bài viết, bình luận, story trên nền tảng mạng xã hội hay những câu chuyện họ kể với bạn bè/ người thân về doanh nghiệp của mình.
Tại sao Employee Generated Content lại quan trọng?
Nội dung được tạo ra và chia sẻ bởi nhân viên sẽ tạo độ uy tín tốt hơn, vì khi đó không phải doanh nghiệp không tự nói về mình, mà qua lời nói của những người trực tiếp làm việc tại đó. Người dùng muốn được xem những nội dung mang tính tự nhiên, không quảng cáo.
Khi tận dụng được Employee Generated Content là bạn đang có các mini KOL, họ góp sức rất nhiều vào thành công của chiến dịch Employer Branding. Theo nghiên cứu, có những con số thú vị cho thấy Employee Generated Content đem lại hiệu quả cao hơn Brand-created Content (nội dung do thương hiệu sản xuất).
Triển khai Employee Generated Content
1. Lên chiến lược cho nhân viên chia sẻ nội dung
Nhân viên là những người thực sự hiểu về công ty và có được sự đóng góp trong chiến lược content là điều tuyệt vời. Muốn làm được như vậy, trước tiên bạn cần có kế hoạch cụ thể về việc đào tạo nhân sự cách chia sẻ nội dung và phân công rõ ràng, và tổng hợp link bài viết trong một file để có thể dễ dàng kiểm soát.
Trước khi đăng tải nội dung, bạn có thể tư vấn và giúp họ chỉnh sửa nội dung trước khi đăng tải. Tuy nhiên, những nội dung do nhân viên đăng không cần quá chỉn chu và “công nghiệp”, điều đó sẽ làm mất đi tính tự nhiên của nội dung đó.
2. Employee Generated Content rất đa dạng
Nhân viên của bạn có rất nhiều cách để tạo Employee Generated Content, nội dung có thể là về một bài viết trên Facebook của một nhân sự mới kể về ngày đầu tiên làm việc tại công ty đã được chào đón như thế nào hoặc cũng có thể là một bài đăng cập nhật một sự kiện đang diễn ra tại công ty v.v …
Dưới đây là một số dạng content có thể áp dụng cho EGCt:
- Bài đăng trên các mạng xã hội
- Bài review doanh nghiệp
- Blog, vlog cá nhân của nhân viên (nếu có)
- Hình ảnh
- Video đào tạo nội bộ
- Các chương trình chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm
- Case studies (câu chuyện thành công)
- Tin tuyển dụng
Shopee cũng tận dụng triệt để và hiệu quả Employee Generated Content trong chiến lược Employer Branding của mình. Mời bạn tham khảo cách nhân viên Shopee làm EGC trên kênh Vlog cá nhân của mình.
Nhân viên tại Shopee review về một ngày làm việc bình thường tại văn phòng
Video ví dụ trên rất tốt cho công tác tuyển dụng nhằm thể hiện văn hóa công ty và thu hút talent về doanh nghiệp. Ngoài cách triển khai nội dung bằng video trên YouTube, bạn cũng có thể khuyến khích nhân sự tạo các nội dung kiểu mẫu như:
- Chia sẻ hình ảnh và video về một sự kiện đang diễn ra tại công ty
- Bài blog trên LinkedIn của ban lãnh đạo công ty giải thích một chủ đề mới nổi trong ngành của họ
- Story trên Instagram chia sẻ một ngày làm việc tại công ty
- Comment seeding: nhân viên chia sẻ trải nghiệm tích cực của mình tại công ty
- …
Nhìn chung, những hoạt động, văn hóa, con người liên quan tới doanh nghiệp bạn đều có thể trở thành chủ đề cho EGC. Hãy tìm cách khuyến khích nhân viên chia sẻ EGC của họ theo cách sáng tạo và tự nhiên nhất nhé.
3. Nhân viên có thể chia sẻ nội dung ở đâu?
Hãy tạo ra nhiều kênh giúp cho nhân viên có thể tương tác với doanh nghiệp, các kênh phổ biến bạn có thể sử dụng như Facebook (group, fanpage), LinkedIn, Tiktok hay Instagram.
Bạn có thể tạo một bộ hashtag riêng để khi nhân viên đăng tải nội dung có thể sử dụng làm truyền thông hiệu quả hơn, một số hashtag hiệu quả và phổ biến như #LifeatJobTest, #AdayatJobTest, #WeLoveJobTest, …
4. Tổ chức contest
Không phải nhân viên nào cũng sẵn sàng chia sẻ những khía cạnh về công việc và đời sống của mình trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, contest lại có thể khiến họ làm điều đó. Contest phổ biến cho EGC sẽ khuyến khích nhân viên gửi các hình ảnh, video về bản thân hoặc về đội nhóm của mình. Qua đó, hình ảnh tại môi trường làm việc sẽ được thể hiện rõ ràng. Chẳng hạn, bạn có thể tổ chức một contest cá nhân như trao giải cho nhân viên có góc làm việc đẹp nhất, hoặc contest đội nhóm như nhóm nào có hình ảnh team building đẹp nhất.
Khi đã có mục tiêu và phần thưởng, nhân viên sẽ có động lực gửi ảnh, video của mình, và bạn có thể sử dụng chúng trên các kênh truyền thông của công ty. Nhân viên khi có content của mình được đăng tải cũng sẽ cảm thấy hào hứng, chia sẻ và tương tác nhiều hơn dưới những bài đăng của bạn.
Nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2019, MOG Vietnam – một đơn vị chuyên cung cấp một nền tảng tiếp thị đã tổ chức một cuộc thi dành cho đội nhóm trang trí góc làm việc của mình theo phong cách Tết xưa. Giải thưởng trao cho đội nhóm có hình ảnh chụp góc trang trí đẹp nhất. Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng và các nhóm cũng đã gửi những hình ảnh đẹp nhất của mình.
Với một cuộc thi như vậy, MOG Vietnam nhận lại được gì? Sự hào hứng của nhân sự khi được tham gia một cuộc thi, hình ảnh mọi góc làm việc tại văn phòng công ty được đăng tải trên các kênh truyền thông và tăng tỷ lệ tương tác bài đăng lên x8 lần so với thông thường.
5. Đại sứ thương hiệu – người kể chuyện
Hãy tìm ra những thành viên năng nổ nhất trong công ty của bạn, những người sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện về bản thân và cuộc sống của họ trên mạng xã hội. Một tip nhỏ cho bạn để tìm ra những nhân sự như vậy là hãy chọn những người có nhiều lượt follow trên Instagram và Facebook trong công ty, hoặc những team leader thích chia sẻ kiến thức nghề nghiệp trên các nền tảng xã hội họ tham gia. Họ sẽ đóng vai trò là người kể chuyện cho bạn, cho những ứng viên ngoài kia thấy môi trường làm việc và văn hóa tại công ty bạn như thế nào. Việc làm này không chỉ mang lại lợi ích cho chiến dịch EB của bạn mà còn giúp chính nhân sự đó xây dựng thương hiệu cá nhân cực hiệu quả, giúp thuận lợi cho sự nghiệp của họ trong tương lai.
Không chỉ là một chiến lược content vô cùng hiệu quả, Employee Generated Content còn có thể là một hình thức giúp bạn tri ân nhân viên của mình, cho họ cảm thấy gần gũi hơn với công ty. Khi nguồn nhân lực ngày càng trẻ trung năng động, họ sẽ có sự kỳ vọng cao hơn về môi trường làm việc. Vì thế, để có được những talent chất lượng cho công ty mình, bạn hãy đầu tư thật tốt cho chiến lược Employer Branding nhé.