Tìm hiểu về Employer Branding – chiến lược xây dựng Employer Branding cần có những gì?

Employer brading là gì

Nhân sự là cốt lõi của doanh nghiệp. Vì vậy, nhân sự chất lượng làm nên một doanh nghiệp mạnh mẽ. Vậy làm sao để có nhân sự chất lượng? Câu trả lời cho bài toán này chính là Employer Branding. Trong bài viết này, mời bạn hãy cùng JobTest tìm hiểu về Employer Branding là gì, lợi ích và làm sao để áp dụng Employer Branding trong doanh nghiệp của mình nhé.

Khái niệm chung về Employer Brand và Employer Branding

Employer Branding là một chuỗi những hoạt động xây dựng hình ảnh của một thương hiệu thông qua việc xây dựng, gìn giữ và phát triển hình ảnh, văn hóa, trải nghiệm làm việc tại doanh nghiệp. Mục đích của Employer Branding nhằm giúp doanh nghiệp doanh nghiệp trở nên nổi bật, thu hút nhiều ứng viên.

Để dễ hiểu hơn, một số doanh nghiệp còn sử dụng thuật ngữ Marketing tuyển dụng thay thế cho Employer Branding. Trong thời điểm cạnh tranh khốc liệt về nhân tài trong thị trường tuyển dụng ngày nay, Employer Branding chính là chìa khóa giúp nhà tuyển dụng giành được ưu thế hơn trong mỗi đợt tuyển dụng nhân sự.

Employer Brand là danh tiếng của doanh nghiệp bạn với tư cách là nhà tuyển dụng. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những gì người tìm việc và nhân viên thực sự nghĩ về bạn. Đó là những gì họ nói với người thân của mình về doanh nghiệp bạn. Mặc dù không phải là một tài sản hữu hình của doanh nghiệp, Employer Branding là một tài sản vô cùng quý giá cho sự phát triển của doanh nghiệp và đòi hỏi sự trau dồi liên tục.

Thương hiệu tuyển dụng và thương hiệu công ty giống và khác nhau điểm nào?

Thương hiệu công ty hướng tới đối tượng là khách hàng của công ty/ doanh nghiệp, giúp cho khách hàng nhận hiệu về thương hiệu và sản phẩm của công ty/ doanh nghiệp. Thương hiệu tuyển dụng nhắm tới đối tượng là những ứng viên, những người đang có nhu cầu tìm hiểu và tìm kiếm vị trí công việc tại công ty. Điều mà thương hiệu tuyển dụng sẽ làm là cho ứng viên biết đến văn hóa công ty, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, …

Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng Employer Brand?

Employer Branding mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, dưới đây là 4 lợi ích chính:

Xây dựng hình ảnh môi trường làm việc lý tưởng

Bất kỳ nhân sự nào khi muốn làm việc hoặc gắn bó lâu dài tại một doanh nghiệp đều mong muốn một môi trường làm việc lý tưởng. Có một môi trường làm việc tốt giúp doanh nghiệp thu hút nhân sự và giữ chân nhân tài.

Xử lý khủng hoảng truyền thông

“Phốt” là điều có thể xảy ra đối với một doanh nghiệp. Khi có một chiến lược Employer Brand hiệu quả, doanh nghiệp có thể tránh được rủi ro “phôt” từ ứng viên hay nhân sự tại chính công ty mình và xử lý nhanh chóng và êm đẹp những trường hợp không mong muốn xảy ra, tránh ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp trong mắt ứng viên. Đặc biệt là trong thời buổi ngày nay khi công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng thì các group Facebook hoặc LinkedIn và các website Review công ty như https://infocongty.com/ xuất hiện rất nhiều.

employer-brading-la-gi-1
Ví dụ về một trường hợp review không hài lòng về công ty.
employer-brading-la-gi-2
Ví dụ về một trường hợp review không hài lòng về công ty.

Thu hút ứng viên, nâng cao hiệu suất tuyển dụng

Doanh nghiệp có profile đẹp chắc chắn sẽ được ứng viên để ý mỗi khi có thông tin tuyển dụng, thậm chí được “săn” và “canh” để xem doanh nghiệp đó có thông báo tuyển dụng vị trí mình đang mong muốn hay không. Ví dụ như Shopee là một doanh nghiệp được ứng viên rất quan tâm mỗi khi có thông báo tuyển dụng, các thông báo tuyển dụng của Shopee nhân được sự quan tâm rất nhiều từ ứng viên. Shopee thậm chí có trang Facebook riêng dành cho tuyển dụng nhân sự. Sự chỉn chu của Shopee trong việc làm Employer Branding còn thể hiện qua việc các thông tin đầy đủ trong ảnh bìa.

employer-brading-la-gi-3
Ảnh bìa hiện tại của Shopee.
employer-brading-la-gi-4
Thông báo tuyển dụng của Shopee nhận được sự quan tâm nhiều từ ứng viên.

Thúc đẩy lợi thế cạnh tranh với đối thủ

Cùng một vị trí tuyển dụng có rất nhiều nhà tuyển dụng đang cùng tìm kiếm. Không chỉ giúp bạn dễ dàng tuyển dụng mà còn giúp bạn có lợi thế cạnh tranh hơn với đối thủ. Dễ dàng thu hút ứng viên so với các doanh nghiệp còn lại.

Ngay cả khi bạn thường xuyên đăng tin tuyển dụng tại các website tuyển dụng. Các ứng viên thường sẽ tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp đó ngay lập tức, để nhận định xem liệu doanh nghiệp đó có phù hợp với mình hay không. Trong quá trình tìm hiểu, các thông tin và nội dung ứng viên tìm kiếm được sẽ giúp cho họ có được cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp bạn, họ sẽ đưa ra đánh giá và cân nhắc lựa chọn.

Chiến lược xây dựng Employer Branding cần có những gì?

Xác định mục tiêu cho chiến lược Employer Branding

Với mỗi kế hoạch cần có mục tiêu cụ thể. Theo đó, bạn cần chia nhỏ mục tiêu trong chiến lược của mình, ví dụ như:

– Định vị và nâng cao nhận thức về thương hiệu

– Thu hút và tăng lượng ứng viên tiềm năng chất lượng

– Phát triển tư duy lãnh đạo và dẫn dắt xu hướng thị trường

– Xác định chân dung ứng viên lý / đối tượng truyền thông

Xác định EVP (Employee Value Proposition)

Thiết lập bộ EVP hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, không chỉ đối với những nhân sự đang trực tiếp làm việc tại doanh nghiệp mà cả những ứng viên tiềm năng đang có ý định gia nhập công ty bạn. 

Một bộ EVP cần dựa trên nhân sự chứ không phải là doanh nghiệp, bởi vì nó là một việc dựa trên được xác định và thử nghiệm với các nhân sự, là yếu tố quyết định liệu nhân sự có nên nhận việc tại doanh nghiệp bạn hay không. Một bộ EVP sẽ bao gồm:

  • Giá trị và văn hóa công ty
  • Các vị trí và cơ sở của công ty, bao gồm khả năng tiếp cận và sự thuận lợi
  • Tổng thể bồi thường
  • Phát triển sự nghiệp
  • Phong cách quản lý
  • Tầm cỡ và chất lượng của đội ngũ
  • Chất lượng công việc
  • Khen thưởng/ vinh danh những cá nhân/ phòng ban có năng suất làm việc hiệu quả
  • Chế độ làm việc giúp nhân sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
  • Các quyền lợi, chẳng hạn như bảo hiểm và chế độ nghỉ phép
  • Các đặc quyền trong công việc như ăn trưa, thời gian làm việc linh hoạt, chế độ work from home, …
  • Các đặc quyền tài chính ngoài lương như thưởng năng suất, trợ cấp nhà ở, hiếu hỉ, …
  • Cơ hội đi du lịch
  • Cơ hội đào tạo nâng cao trình độ

Đồng bộ thông điệp truyền thông với văn hoá công ty

Triển khai chiến lược nội dung rõ ràng

Chiến lược nội dung phải bao gồm nội dung truyền thông nội bộ công ty và nội dung truyền thông ngoài doanh nghiệp.

Xác định các kênh để truyền thông thương hiệu tuyển dụng

Các kênh truyền thông được sử dụng phổ biến trên thị trường tuyển dụng hiện tại gồm có Facebook, LinkedIn, website của chính doanh nghiệp, website tuyển dụng và các trang báo điện tử. Đặc biệt chú ý tới LinkedIn bởi đây là nền tảng tối ưu dành cho doanh nghiệp và tuyển dụng. Trong đó, bạn có thể tạo Company Page (trang dành riêng cho công ty) và sử dụng Career Page của LinkedIn – là một công cụ tuyển dụng cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể xem cách Sun Group tận dụng sức mạnh từ trang báo điện tử Tiền Phong để quảng bá văn hóa doanh nghiệp tại đây.

Tận dụng Employee Advocacy

Employee Advocacy – hay còn gọi là vận động nhân viên, sử dụng chính những nhân viên của mình làm hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp. Một trong những cách Employee Advocacy được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất là thông qua Facebook cá nhân của chính những nhân sự đang làm việc tại công ty.

Chẳng hạn, vận động nhân viên thay ảnh đại diện Facebook với template của công ty nhân một sự kiện đặc biệt nào đó, kèm theo hashtag doanh nghiệp. Hay tặng quà và tổ chức cho nhân viên nhân dịp Giáng sinh, Trung thu với những bữa tiệc và tấm phông bạt, chiếc bánh cupcake với một hình ảnh nhỏ của mỗi nhân viên trên đó cũng là những món quà nhỏ giúp nhân viên thêm yêu quý doanh nghiệp, họ sẽ chia sẻ trên các kênh truyền thông cá nhân của mình, từ đó mang lại nhiều hiệu ứng tích cực trong công tác tuyển dụng của doanh nghiệp.

Kiểm tra, đánh giá, đo lường hiệu quả chiến lược Employer Branding

Mọi chiến lược cần được theo dõi và đảm bảo hiệu quả để có thể nhanh chóng đề xuất định hướng mới phù hợp. Thông qua việc kiểm tra và đo lường hiệu quả, bạn có thể xem xét liệu chiến lược và kế hoạch Employer Branding của mình có đang phù hợp và hoạt động tốt cho doanh nghiệp của mình, ROI có xứng đáng với những nỗ lực và chi phí đầu tư hay không.

Dưới đây là những yếu tố bạn cần đo lường trong chiến lược Employer Branding của mình:

  • Phản hồi và xếp hạng: Hãy luôn lắng nghe những gì nhân sự của mình phản hồi tại chính doanh nghiệp mình. Để tìm được những đánh giá khách quan nhất, bạn có thể đọc những thông tin và đánh giá về doanh nghiệp mình tại các website như Review Công Ty, Info Công Ty, … Bởi đây là nơi nhân sự không gặp rào cản khi bày tỏ ý kiến của mình về nơi mình làm việc. Bằng cách đọc và lắng nghe những ý kiến của nhân sự, bạn hoàn toàn có thể đánh giá được những gì tốt và chưa tốt tại doanh nghiệp mình.
  • Tỷ lệ giữ chân nhân tài: Khác với tỷ lệ nhảy việc, tỷ lệ giữ chân nhân tài sẽ đánh giá chính xác nhất về doanh nghiệp. Nếu như những nhân viên xuất sắc và có nhiều đóng góp cho doanh nghiệp của bạn đang ngày càng rời đi nhiều, thì đó là một điều đáng báo động. Điều này chứng tỏ môi trường làm việc tại doanh nghiệp bạn chưa thật sự tốt và đáp ứng được mong muốn của những nhân sự tâm huyết và có trình độ.
  • Kênh tuyển dụng: Hãy chọn cho mình một kênh chính để thực hiện Employer Branding. Và đó phải là kênh mà được ứng viên tìm đến nhiều nhất và tương tác nhiều nhất.
  • Sự hài lòng của nhân viên: Có được đội ngũ nhân viên hạnh phúc, hài lòng với công việc và doanh nghiệp nói lên rất nhiều về Employer Branding. Để đo lường chính xác nhất, bạn có thể gửi bản khảo sát cho nhân sự trong doanh nghiệp và cho phép họ được đánh giá ẩn danh để có thể lấy được những thông tin khách quan hơn.

Trên đây là những thông tin giúp bạn nhập môn Employer Branding. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ những thông tin bạn cần có giúp bạn đi sâu hơn và tự mình xây dựng và phát triển Employer Branding tại doanh nghiệp của mình nhé. JobTest chúc bạn có một chiến lược Employer Branding thành công và hiệu quả!

Rate this post

Viết một bình luận