Với người đi làm, điều mà mọi người luôn trông đợi đó chính là tiền lương nhận được vào cuối tháng. Và hiện nay, nhiều người lao động vẫn còn chưa hiểu rõ về hai cách tính lương trước thuế (lương Gross) và cách tính lương sau thuế (lương Net) là gì?
Nếu bạn là người đang tìm việc và chuẩn bị ký hợp đồng lao đồng với một công ty, chắc hẳn bạn sẽ rơi vào trường hợp phân vân về việc chọn nhận lương Net hay lương Gross. Bởi nếu từ đầu không biết rõ ràng về vấn đề này thì bạn sẽ là người mất rất nhiều quyền lợi.
Vậy JobTest sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.
1. Lương Gross là gì?
Lương Gross (lương trước thuế) là tổng thu nhập mà mỗi tháng bạn nhận được gồm cả lương cơ bản và các khoản trợ cấp, phụ cấp khác trong đó có cả các khoản đóng bảo hiểm và thuế. Mức lương thực bạn nhận được thường sẽ thấp hơn mức lương Gross này vì bạn phải trích ra để đóng bảo hiểm và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Ví dụ:
Tổng mức lương hàng tháng bạn nhận được là 9 triệu/tháng, và bạn phải trích 10.5% mức lương để đóng các loại BHXH, BHYT và BHTN (cụ thể 8% BHXH, 1.5% BHYT và 1% BHTN) theo quy định của nhà nước và số tiền cuối cùng bạn nhận được cuối mỗi tháng là 8.055.000 VNĐ.
Xem thêm: Dịch vụ tính lương
2. Lương Net là gì?
Lương Net (hay còn gọi là lương sau thuế) là lương thực nhận mà bạn được công ty trả hàng tháng sau khi đã trừ tất cả các loại khoản chi phí bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân. Đây là số tiền bạn sẽ được nhận mà không mất thêm bất kỳ khoản phí nào khác.
Ví dụ:
Khi bạn phỏng vấn, công ty trả lương Net cho bạn là 9 triệu. Có nghĩa là cuối mỗi tháng, bạn sẽ nhận được chính xác 9 triệu đồng và không phải chi bất kỳ các khoản phí nào khác như BHXH, BHYT, BHTN và thuế thu nhập cá nhân. Những khoản phí này được công ty bạn trực tiếp đóng theo quy định của nhà nước.
Cách tính lương sau thuế (lương Net)
Ưu điểm:
Với cách tính lương sau thuế, bạn sẽ nhận được đúng số tiền mà bạn đã thoả thuận với doanh nghiệp từ trước mà không cần phải tính toán hay chịu bất kỳ khoản chi phí nào. Và công ty sẽ là người giải quyết những vấn đề đó.
Nhược điểm:
Một số công ty sẽ lợi dụng sự thiếu hiểu biết hoặc sơ sót của bạn để trả cho bạn số tiền thấp hơn mức lương bạn mong muốn.
Công thức:
Lương Net = Lương Gross – (BHXH + BHYT + BHTN + Thuế TNCN)
Trong đó:
- BHXH: Bảo hiểm Xã hội (8%)
- BHYT: Bảo hiểm Y tế (1.5%)
- BHTN: Bảo hiểm Thất nghiệp (1%)
- Thuế TNCN: Thuế Thu nhập Cá nhân (% tuỳ vào giá trị lương)
Cách tính thuế Thu nhập Cá nhân
Thuế Thu nhập Cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thu nhập tính thuế = Tổng lương nhận được – Các khoản được miễn thuế – Các khoản giảm trừ
***Trong đó:
Tổng lương nhận được = Lương + phụ cấp + Các khoản bổ sung khác
*Tổng lương nhận được: toàn bộ các khoản thực lãnh của người lao động nhận được trong tháng
Các khoản được miễn thuế (nếu có) = Lương tăng ca + Thưởng + Phụ cấp cơm trưa + Phụ cấp điện thoại + Phụ cấp đồng phục + Công tác phí
- Các khoản giảm trừ (theo luật mới nhất từ 1/7/2020)
Giảm trừ gia cảnh = Người lao động (11 triệu/tháng/người) + Người phụ thuộc (4,4 triệu/tháng/người)
Lưu ý:
- Đối với người lao động thì không cần phải đăng ký với sở về khoản giảm trừ 11 triệu này, mà chỉ cần chọn 1 nơi để tính vào giảm trừ gia cảnh nếu đã từng làm nhiều nơi.
- Đối với người phụ thuộc thì phải đăng ký, khai báo với chi cục Thuế
- Nơi có thể đăng ký giảm trừ không nhất thiết phải là nơi nhận lại khoản tiền giảm trừ.
- Người lao động có thể đăng ký chịu cho nhiều người phụ thuộc.
- Các khoản giảm trừ có hiệu lực ngay kể từ khi ký tên đăng ký
- Người phụ thuộc chỉ có thể đăng ký giảm trừ cho duy nhất 1 người lao động.
- Nếu người lao động có chung 1 người phụ thuộc thì 2 bên tự thoả thuận ai là người đăng ký cho người phụ thuộc đó.
Thuế suất
Cấp bậc thuế |
Khoản thu nhập tính thuế/năm |
Khoản thu nhập tính thuế/tháng |
% thuế suất |
Bậc 1 |
Dưới 60 triệu |
Dưới 5 triệu |
5% |
Bậc 2 |
Từ 60 – 120 triệu |
Từ 5 – 10 triệu |
10% |
Bậc 3 |
Từ 120 – 216 triệu |
Từ 10 – 18 triệu |
15% |
Bậc 4 |
Từ 216 – 384 triệu |
Từ 18 – 32 triệu |
20% |
Bậc 5 |
Từ 384 – 624 triệu |
Từ 32 – 52 triệu |
25% |
Bậc 6 |
Từ 624 – 960 triệu |
Từ 52 – 80 triệu |
30% |
Bậc 7 |
Trên 960 triệu |
Trên 80 triệu |
35% |
Ví dụ
Anh A thoả thuận với công ty B với mức lương Gross nhận hàng tháng là 28 triệu đồng. Số tiền này bao gồm BHYT, BHXH, BHTN và thuế thu nhập cá nhân, bạn phải thanh toán
Theo quy định về bảo hiểm cho người lao động, mức lương tối đa phải chịu BHXH và BHYT là 26 triệu. Điều đó đồng nghĩa với việc, mức lương anh A hiện là 30 triệu/tháng thì anh A vẫn đóng BHXH và BHYT dựa trên mức lương 26 triệu
Như vậy, mỗi tháng anh A phải thanh toán:
- BHXH: 8% x 26 triệu = 2.080.000 đồng
- BHYT: 1.5% x 26 triệu = 390.000 đồng
- BHTN: 1% x 28 triệu = 280.000 đồng
Như vậy, sau khi đóng bảo hiểm, lương của anh A là: 28 triệu – (2.080.000 đồng + 390.000 đồng + 280.000 đồng) = 25.250.000 đồng.
Tiếp theo, anh A sẽ lấy số tiền trên trừ thêm 11 triệu (tiền giảm trừ gia cảnh cá nhân theo quy định của Bộ tài chính). Vậy khoản thu nhập anh A chịu thuế là 14.250.000 đồng.
Cuối cùng, anh A sẽ đóng thuế thu nhập dựa trên số tiền 14.250.000 này.
Mức thuế TNCN (thu nhập cá nhân) sẽ được tính theo 3 bậc, cụ thể như sau:
Bậc 1: Thu nhập tính thuế (=< 5 triệu) x thuế suất 5%
= 5 triệu x 5% = 250.000 đồng
Bậc 2: Thu nhập tính thuế (> 5 triệu đến 10 triệu) x thuế suất 10%
= (10 triệu – 5 triệu) x 10% = 500.000 đồng
Bậc 3: Thu nhập tính thuế (>10 triệu đến 18 triệu) x thuế suất 15%
= (18 triệu – 10 triệu) x thuế suất 15% = 1.200.000 đồng
Vậy số tiền cuối cùng anh A nhận được là: 25.250.000 – (250.000 + 500.000 + 1.200.000) = 23.300.000 đồng. Đây chính là lương Net của anh A.
Mong rằng với cách tính lương sau thuế này cùng với những thông tin mới nhất mà JobTest chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính lương này. Từ đó, bạn có thể quyết định lựa chọn sáng suốt cho bản thân.
Nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ giữ lại các hoạt động kinh doanh cốt lõi và sử dụng các dịch vụ thuê ngoài. Điều này nhằm mục đích tiết kiệm tối đa chi phí và nguồn lực của doanh nghiệp. Dịch vụ tính lương tại JobTest phù hợp với mọi doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng được những mục đích trên.
Dịch vụ tính lương thường bao gồm nhiều hoạt động, ví dụ như tính lương và lập các bản báo cáo kèm theo, đăng ký bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, giải quyết các vấn đề về thuế thu nhập cho người lao động,… Vốn dĩ điều này khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian. Do đó, ưu điểm của việc sử dụng dịch vụ tính lương thuê ngoài trước tiên là giúp doanh nghiệp cắt giảm gánh nặng hành chính.
Dịch vụ tính lương thuê ngoài đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm vì những ưu điểm vượt trội của nó. Đây được xem là một giải pháp thông minh để giải quyết bài toán nhân sự hiện nay. Tuy nhiên, việc tìm được đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín lại không phải là điều dễ dàng. Hãy liên hệ ngay với JobTest để được hỗ trợ kịp thời nhé.