Bạn đã biết gì về nguyên tắc 3L? Nếu bạn là một HR đang hoặc sắp làm Employer Branding thì chắc chắn nên tìm hiểu và áp dụng nguyên tắc 3L. 3L có thể coi là bệ phóng cho mọi chiến lược Employer Branding. Chính vì thế, trong bài viết này JobTest sẽ cung cấp cho bạn các khái niệm về nguyên tắc 3L và cách để bạn áp dụng nguyên tắc này vào chiến lược Employer Branding của mình nhé.
Nguyên tắc 3L là gì?
Nguyên tắc 3L là một lối tư duy dựa trên 3 điều Lắng nghe, Lặp lại và Liên kết. Nguyên tắc này xuất phát từ marketing, được các marketer coi là nguyên tắc “sống còn” khi làm marketing. Sở dĩ, một HR cần tư duy theo nguyên 3L bởi làm Employer Branding cũng khá giống với việc lên các chiến lược marketing của một marketer thực thụ. Cụ thể, mỗi nguyên tắc nên được hiểu và tư duy như sau:
Nguyên tắc L1: LẮNG NGHE
Điều HR cần lắng nghe chính là lắng nghe những ứng viên và nhân sự của tại chính công ty mình. Họ được gọi chung là “talent” và chính là trung tâm của mọi chiến lược Employer Branding. Để có thể có được những nhân sự tốt nhất cho doanh nghiệp và “chiều lòng” những nhân sự đang làm việc tại doanh nghiệp, bạn phải học cách lắng nghe những nhu cầu và điều mà talent quan tâm đối với một môi trường làm việc lý tưởng. Có 2 tips bạn cần nhớ để có thể lắng nghe talent:
Đặt mình vào vị trí của talent
Làm điều này giúp bạn có những câu trả lời thỏa đáng nhất giúp quyết định ngân sách, nguồn lực, kế hoạch và kênh truyền thông cho Employer Branding. Bạn nên bắt đầu với những nghi vấn như:
– Talent của bạn đang ở đâu? Họ sẽ tìm việc qua các nguồn thông tin nào (trên các kênh như mạng xã hội, web tìm việc, hay qua network cá nhân)?
– Talent của bạn mong muốn gì với công việc của họ? (lương bổng, cơ hội học hỏi, chế độ đãi ngộ, môi trường, con người, …)
– Talent của bạn là một người như thế nào (tính cách, độ tuổi, giới tính, sở thích, …)?
– Talent của bạn muốn được bạn – nhà tuyển dụng giao tiếp với họ như thế nào? – Đây là một thông tin quan trọng giúp bạn có văn phong phù hợp khi truyền tải thông điệp tới talent. Họ có thể là những người yêu thích sự hóm hỉnh, hay chuyên nghiệp, hay là dân dã dễ hiểu? Bạn hãy tự mình tìm hiểu nhé.
…
Đem lại trải nghiệm tốt nhất cho talent
Sẽ không thể đòi hỏi hiệu quả cao nếu chiến lược EB của bạn không mang lại trải nghiệm tốt cho talent. HR hãy tự mình đánh giá xem liệu talent có đang yêu thích công việc hay công ty mình không? HR có đang đem lại trải nghiệm tốt cho talent từ lúc họ bắt đầu tìm hiểu về công ty qua các nguồn thông tin cho đến lúc họ rời công ty hay thậm chí quay lại làm việc tại công ty sau một thời gian công tác tại nơi khác?
Hãy vạch ra những dấu vết nhỏ nhất, điều mà bạn đang làm tốt sẽ cần được phát huy và điều gì khiến talent của bạn chưa hài lòng, hãy khắc phục và cải thiện điều đó nhé.
Nguyên tắc L2: LẶP LẠI
Sự lắng nghe là một quá trình xuyên suốt, từ lúc HR bắt đầu nhen nhóm lên chiến lược EB cho tới lúc đưa kế hoạch vào vận hành và phát triển. Bởi vì trên thị trường việc làm hiện nay, mọi thứ thay đổi chóng mặt, đặc biệt là đối với các thế hệ khác nhau lại càng có những đặc trưng khác nhau cần được khám phá. HR sẽ không thể áp dụng mãi một công thức, một lối tư duy mòn theo chiến lược cũ mà quên đi việc talent của mình hiện giờ đang là ai.
Một chiến dịch Employer Branding hiệu quả nghĩa là HR sẽ phải “lặp lại” những quy trình: lắng nghe talent, định hướng chiến lược phù hợp và cứ thế lặp lại… để luôn có những nội dung phù hợp nhất với talent của mình.
Nguyên tắc L3: LIÊN KẾT
Sự liên kết giúp cho các thông tin của bạn được thống nhất, mạch lạc. Khi làm Employer Branding, bạn cần có được sự liên kết từ phạm vi sau đây:
Liên kết giữa thông điệp và hình thức
Có gì nói đó, hãy trung thực – đó là cách bạn nên giao tiếp với ứng viên của mình. Cho dù bạn muốn truyền tải thông điệp gì với ứng viên, hãy cho họ thấy thực tế những gì bạn có thể cho họ. Chẳng hạn, bạn nói rằng tại doanh nghiệp mình thường xuyên tổ chức chương trình khen thưởng nhân viên xuất sắc, thì hãy cho họ thấy điều đó thông qua hình ảnh hoặc video dẫn chứng.
Sự liên kết giữa thông điệp và hình thức còn thể hiện ở chỗ, bạn cần đưa những hình ảnh hoặc video liên quan với thông điệp bạn đang truyền tải. Chúng ta cùng xem ví dụ từ một nội dung của Facebook Page tuyển dụng của Chuỗi cửa hàng phụ kiện và quà tặng Moji.
Với giọng văn theo phong cách dễ thương phù hợp với những sản phẩm của Moji và đội ngũ nhân sự trẻ trung, yêu thích sự dễ thương, hình ảnh của Moji cũng được thiết kế theo phong cách dễ thương – tạo sự liên kết chặt chẽ giữa thông điệp và hình thức thể hiện.
Liên kết giữa các kênh truyền thông
Bạn sẽ dùng những kênh truyền thông nào cho chiến dịch EB? Kênh truyền thông rất đa dạng, bao gồm cả các kênh truyền thống như hội chợ việc làm, báo giấy, banner tại nơi công cộng và kênh digital hiện đại hơn như các mạng xã hội, website tuyển dụng, website doanh nghiệp, … Cho dù bạn sẽ sử dụng kênh nào cho chiến lược truyền thông của mình, các thông điệp của bạn truyền đi cần có sự liên kết, thống nhất.
Hãy xem ví dụ cách Pharmacity làm nội dung cho Employer Branding có sự liên kết giữa các kênh truyền thông như thế nào nhé.
Như bạn có thể thấy, Pharmacity sử dụng văn phong và cùng một tone màu cho hình ảnh của mình trên các kênh truyền thông của họ khi làm EB, tạo được sự liên kết rất chặt chẽ, nhờ vậy Pharmacity sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt các talent.
Liên kết giữa các nguồn lực
Một chiến dịch Employer Branding mạnh mẽ sẽ có sự kết hợp của nhiều nguồn lực trong công ty cùng phối hợp và góp sức. Là một HR, nhiệm vụ của bạn là liên kết những nguồn lực này lại để đảm bảo cho sự thành công của chiến lược EB. Mọi tầng lớp, vị trí trong công ty đều có thể là nguồn lực quan trọng, chẳng hạn như Team Marketing – họ có thể tư vấn, định hướng giúp bạn chiến lược tốt nhất cho chiến dịch Employer Branding của mình. Hay có thể là những nhân sự – người đại diện cho doanh nghiệp đưa ra ý kiến cá nhân về môi trường làm việc. Hoặc cũng có thể là những leader của từng bộ phận – những người có thể chia sẻ về tư duy và phong cách làm việc tại công ty bạn.
Trên đây là tất cả những kiến thức quan trọng nhất HR cần biết đối với nguyên tắc 3L. JobTest hy vọng bạn đã có đủ cho mình kiến thức và tư duy phù hợp làm Employer Branding cho doanh nghiệp mình. Chúc bạn sẽ có một chiến dịch Employer Branding hiệu quả nhé!