Quy trình 5 bước thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Chuyển đổi số không chỉ là cơ hội tái sinh mà còn là bước tạo đà, lực đẩy lớn giúp doanh nghiệp bứt phá hơn trong tương lai. Vậy cách áp dụng như thế nào, thực hiện ra sao để đi đúng hướng? Quy trình 5 bước thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp dưới đây sẽ giải đáp được bài toán khó này cho doanh nghiệp.

Xem thêm:

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số hay Digital Transformation là một xu thế chung trong kỷ nguyên 4.0 nhưng chưa có định nghĩa mang tính chính xác cho khái niệm này. Theo đó, mỗi doanh nghiệp hay tổ chức có phương thức quản lý và mô hình hoạt động khác nhau sẽ có định nghĩa về chuyển đổi số khác nhau. Cụ thể:

  • Theo Microsoft, chuyển đổi số chính là việc thay đổi tư duy trong việc tổ chức; tập hợp dữ liệu, con người và quy trình giúp tạo ra những giá trị mới. 
  • Còn với công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu Gartner thì Chuyển đổi số là áp dụng những công nghệ số vào mô hình kinh doanh. Từ đó, tạo ra doanh thu, cơ hội và những giá trị mới. 
  • Theo một số doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số thành công tại Việt Nam thì Chuyển đổi số chính là quá trình thay đổi mô hình hoạt động truyền thống sang doanh nghiệp số. Bằng cách áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ như điện toán đám mây, dữ liệu lớn hay Internet vạn vật. Từ đó, mang đến sự thay đổi lớn trong phương thức điều hành, văn hóa doanh nghiệp và quy trình làm việc,…

Thực tế có thể hiểu đơn giản rằng bản chất của chuyển đổi số chính là dựa vào nền tảng công nghệ, dữ liệu số để tạo ra phương thức sản xuất mới. Muốn chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp bên cạnh ứng dụng dữ liệu số và công nghệ mới cần có quy trình chuyển đổi số phù hợp.

Chuyển đổi số là gì

Các bước trong quy trình chuyển đổi số doanh nghiệp

Dưới đây là 5 bước chi tiết doanh nghiệp có thể áp dụng để chuyển đổi số thành công hơn:

Bước 1: Lập kế hoạch

Chuyển đổi số không đơn giản là áp dụng ngay được trong ngày một ngày hai. Đây là cả một quá trình chia làm rất nhiều giai đoạn. Nếu doanh nghiệp chủ quan, không có sự chuẩn bị từ trước đồng nghĩa với việc chuẩn bị cho sự thất bại. 

Còn nếu có được một kế hoạch rõ ràng ngay từ đầu là đã đảm bảo thành công được một nửa. Trước khi áp dụng các giải pháp chuyển đổi số, các cấp lãnh đạo nên cùng nhau bàn bạc, thống nhất để lập ra kế hoạch chi tiết bao gồm mục tiêu, các việc cần làm, thời gian thực hiện và thời gian dự kiến hoàn thành,…

Lập kế hoạch chuyển đổi số

Bước 2: Lập chiến lược

Sau khi hoàn thành được bản kế hoạch chi tiết, bước tiếp theo là xác định chiến lược đúng đắn. Doanh nghiệp có thể chọn cách học hỏi qua các doanh nghiệp đã áp dụng thành công chuyển đổi số từ trước đó. 

Hoặc tham khảo các tài liệu của Bộ TT&TT, sau đó chắt lọc thông tin, dựa thêm vào đặc thù riêng của doanh nghiệp mình mà xây dựng chiến lược chuyển đổi số phù hợp nhất.

Bước 3: Số hóa tài liệu, quy trình

Có thể nói, quy trình số hóa là bước vô cùng quan trọng cho thấy đầu ra của việc số hóa chính là nguyên liệu đầu vào không thể thiếu của chuyển đổi số. 

Ví dụ như muốn chuyển đổi số công tác đào tạo nội bộ nhân viên thì doanh nghiệp cần tiền hành số hóa các tài liệu đào tạo. Cần chuyển đổi tất cả các tài liệu, biểu mẫu, quy trình trở thành các tài liệu online. Khi đã số hóa được tài liệu tốt thì doanh nghiệp sẽ có hiệu quả chuyển đổi số cao.

Số hóa tài liệu quy trình

Bước 4: Chuẩn bị về nhân lực

Bài học kinh nghiệm thực tế rút ra được từ các tấm gương doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công đó là: Bên cạnh tập trung chuyên môn, cần phải rất chú tâm vào việc đào tạo nguồn nhân lực để ứng phó nhanh nhạy với sự thay đổi và rủi ro có thể gặp phải. 

Những nhân lực chủ chốt đầu tiên trong quy trình chuyển đổi số chính là những quản lý cấp cao, có chuyên môn và tầm ảnh hưởng lớn. Họ sẽ những người đứng ra chịu trách nhiệm chính trong công tác chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Bước 5: Đầu tư vào công nghệ

Qua khảo sát cho thấy 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ đối mặt nhiều khó khăn khi xây dựng hạ tầng công nghệ phục vụ cho công tác Chuyển đổi số. 

Thực tế có rất nhiều nền tảng công nghệ phục vụ cho chuyển đổi số. Lựa chọn nền tảng nào thực sự phù hợp với doanh nghiệp chắc chắn không hề dễ dàng.

Doanh nghiệp cần nghiên cứu và cân nhắc kỹ, hãy đảm bảo nền tảng đã chọn phải phù hợp với đặc thù riêng và thân thiện với nhân viên của mình.

Đầu tư vào công nghệ

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây đã giúp bạn và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chuyển đổi số. Do đây là quá trình tất yếu, giúp doanh nghiệp nâng tầm và phát triển trong kỷ nguyên 4.0 nên cần nắm bắt cơ hội. Đừng quên tham khảo các bước trong quy trình chuyển đổi số được giới thiệu trong bài để dễ dàng định hướng hơn con đường mình cần đi, từ đó tạo cơ sở cho việc chuyển đổi thành công.

Rate this post

Viết một bình luận