Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? Những dấu hiệu báo động doanh nghiệp cần thay đổi

Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì

Tái cấu trúc doanh nghiệp là một vấn đề ngày càng nóng trong cộng đồng doanh nghiệp Việt. Đặc biệt là trước áp lực hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay. Điều này buộc các doanh nghiệp phải đứng trước sự lựa chọn sống còn. Hoặc chấp nhận thất bại trước sự cạnh tranh của thị trường hoặc Tái cấu trúc để nâng cao hiệu quả vận hành và tiết kiệm chi phí. JobTest sẽ có một chuỗi bài viết về vấn đề này để giúp các lãnh đạo nhìn nhận, đánh giá lại thực trạng của doanh nghiệp và đưa ra những đường hướng phù hợp.

Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?

Tái cấu trúc là một thuật ngữ quản trị doanh nghiệp, đề cập đến những hoạt động sau

Thay đổi cơ cấu nhân sự

Quá trình này liên quan đến việc đánh giá lại nhân viên, phân bổ lại nguồn lực, hoặc chuyển các báo cáo trực tiếp cho một người quản lý khác,…

Thay đổi cấu trúc tài chính

Động này liên quan đến việc bán tài sản, tái cấp vốn cho nợ với lãi suất thấp hơn hoặc thậm chí nộp đơn phá sản,…

Trong bài viết này, JobTest sẽ đề cập đến việc tái cấu trúc doanh nghiệp dựa trên thay đổi cơ cấu nhân sự. Điều này liên quan nhiều đến sự thay đổi sơ đồ, cơ cấu tổ chức, quy chế – quy trình, chính sách quản trị nhân sự,… 

Các doanh nghiệp sẽ dựa vào kết cấu cũ để làm mới lại bộ máy nhân sự. Việc tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ giúp gia tăng năng suất, nâng cao hiệu quả vận hành, và tiết kiệm chi phí. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Phân biệt Tái cấu trúc và Tái lập doanh nghiệp

“Tái cấu trúc” (Restructuring) và “Tái lập” (Re-engineering/Recreating) là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau về bản chất. Tuy nhiên, mục đích chung vẫn là tạo nên những thay đổi căn bản trong doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và tiết kiệm chi phí. Nếu không nắm rõ sự khác biệt này, khi thực hiện sẽ tạo ra nhiều cuộc tranh luận hoặc kết quả không mong muốn.

Phân biệt cơ cấu doanh nghiệp

Tái cấu trúc

Như đã đề cập, “Tái cấu trúc” là quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp dựa trên kết cấu cũ. Doanh nghiệp vẫn giữ vững những nền tảng về tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng chiến lược trước đó.

Một kế hoạch tái cấu trúc toàn diện sẽ tạo nên sự thay đổi trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ như nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành. Tái cấu trúc công ty cũng có thể được thực hiện trong một hay một vài phòng ban. Ví dụ như sản xuất, tài chính, nhân sự, kinh doanh nhằm cải tiến hoạt động của bộ phận đó.

Nhiều doanh nghiệp đang áp dụng hình thức tái cấu trúc thường niên. Việc này sẽ được thực hiện theo chu kỳ, giúp doanh nghiệp liên tục rà soát nội bộ. Đây là cách hiệu quả để đảm bảo bộ máy nhân sự được hoạt động hiệu quả nhất. Hơn nữa, đây còn là cách giúp doanh nghiệp ngăn chặn các nguy cơ tiềm tàng gây ra khủng hoảng, giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh để giải quyết hậu quả.

Tái lập

“Tái lập” (Re-engineering/Recreating) là quá trình thiết kế lại tận gốc của doanh nghiệp, đặc biệt là quy trình vận hành và hoạt động kinh doanh. Một quy trình tái lập trọn vẹn sẽ bao gồm 3 bước:

  • Tư duy lại (Rethinking)
  • Thiết kế lại (Redesigning)
  • Xây dựng lại (Rebuilding)

Như vậy, có thể nói tái cấu trúc là một phần của quá trình tái lập. Tái cấu trúc sẽ giúp cải thiện thể trạng của doanh nghiệp trên nền tảng hiện có. Trong khi đó, tái lập là giải pháp dựa trên một nền tảng có thể hoàn toàn mới.

Ví dụ:

  • Tái cấu trúc một doanh nghiệp là đánh giá, thay đổi, phân bố lại bộ máy nhân sự, đào tạo nhân viên, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh.
  • Tái lập một doanh nghiệp có thể dẫn đến việc chuyển đổi hướng kinh doanh, thay đổi sản phẩm, hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp.

Tại sao cần tái cấu trúc nhân sự?

Các công ty có thể bắt tay vào tái cấu trúc tổ chức sau những dấu hiệu sụt giảm của doanh thu. Hoặc với hy vọng cắt giảm chi phí, tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp các doanh nghiệp thiết lập một quy trình tái cấu trúc doanh nghiệp đúng chuẩn.

nguyen-nhan-tai-co-cau-doanh-nghiep-1

Nhìn chung, quá trình tái cấu trúc sẽ được diễn ra khi doanh nghiệp đang gặp các vấn đề khiến cho tình hình hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Sau đây sẽ là một vài nguyên nhân mà doanh nghiệp nên cân nhắc.

Nguyên nhân trực tiếp

Đây là những biểu hiện cấp bách và ảnh hưởng nặng nề đến tình hình kinh doanh trước mắt của doanh nghiệp. Khi có những biểu hiện này, thì việc tái cấu trúc doanh nghiệp là một việc làm bức thiết. 

  • Doanh số giảm, không đạt được các mục tiêu đã đề ra
  • Thị phần thu hẹp, thất thoát tài sản, hoạt động trì trệ, mất lợi thế cạnh tranh, mất kiểm soát nhiều mặt…
  • Sự phối hợp kém giữa các bộ phận, các quy trình hoạt động trở lên rời rạc và kém hiệu quả
  • Một nhân viên chủ chốt rời đi, điều này đã để lại lỗ hổng trong bộ máy lãnh đạo
  • Chính sách kinh doanh không rõ ràng, chất lượng sản phẩm không ổn định, các hoạt động tiếp thị, bán hàng kém hiệu quả
  • Bộ máy nhân lực làm việc không hiệu quả, chưa có mục tiêu rõ ràng, chồng chéo chức năng

Giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp

Nguyên nhân gián tiếp

Những biểu hiện này sẽ có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh doanh

  • Quản lý cấp cao thụ động, nhân sự thay đổi liên tục
  • Cơ chế phân quyền kém
  • Doanh nghiệp không có triết lý kinh doanh
  • Không xây dựng và truyền đạt sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp
  • Cấp lãnh đạo không quan tâm đến mục tiêu dài hạn, chiến lược lâu dài
  • Nhu cầu khách hàng hoặc tác động khách quan từ môi trường kinh doanh đã thay đổi
  • Doanh nghiệp đã hợp nhất hoặc mua lại tổ chức khác
  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị cho những cơ hội mới, chẳng hạn như tung ra một sản phẩm chiến lược hoặc nắm bắt một thị trường tiềm năng
  • Quy mô doanh nghiệp cần mở rộng hoặc thu hẹp

Thông thường, các doanh nghiệp thường nhận thức được nhu cầu cấp bách của việc tái cấu trúc khá trễ, khi hoạt động kinh doanh không còn hiệu quả. Thậm chí là doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ tan rã, phá sản. Tuy nhiên, lúc này doanh nghiệp sẽ gặp không ít rủi ro khi tái cấu trúc, đòi hỏi phải có một chiến lược thật sự hiệu quả. Trong những trường hợp này, việc tái cấu trúc được xem như một biện pháp cứu vãn tình hình. Đây là nền tảng giúp doanh nghiệp chuyển mình thành công. 

Giải pháp của JobTest

JobTest thấu hiểu nỗi lo lắng của các Doanh nghiệp, chúng tôi đề xuất giải pháp xây dựng Khung năng lực và Từ điển năng lực chuẩn quốc tế. Điều này sẽ tạo một nền tảng vững chắc cho chiến lược tái cơ cấu doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá toàn bộ nhân viên, xây dựng một bộ máy nhân sự hợp lý, tinh gọn và hoạt động hiệu quả.

Quy trình xây dựng khung năng lực

Ngoài ra, đội ngũ chuyên gia trong ngành Nhân sự của JobTest sẽ sẵn sàng tư vấn và đồng hành để giúp doanh nghiệp có bước chuyển mình thành công. Quá trình tái cơ cấu của quý doanh nghiệp sẽ trở nên đơn giản những vẫn đảm bảo tối ưu hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí.

Là đối tác chiến lược của IBM Kenexa, JobTest hiện đang doanh nghiệp hàng đầu cung cấp những giải pháp nhân sự tổng thể và chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Với kinh nghiệm đã từng hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ như: Acecook VN, FE Credit, Uniqlo, Central Group VN, Aqua,…. JobTest tự tin sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm về chất lượng đội ngũ nhân sự sau khi tái cấu trúc thành công.

Khách hàng Jobtest

Tạm kết

Với sứ mệnh nâng tầm chất lượng nguồn lao động, JobTest đã không ngừng đưa ra các giải pháp nhân sự toàn diện như Đánh giá năng lực nhân viên, Đào tạo nhân sự, Cung cấp Khung năng lực & Từ điển năng lực theo chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, JobTest còn cung cấp dịch vụ Tư vấn & quản trị nhân sự (Phát triển tổ chức, hệ thống đánh giá hiệu quả công việc, xây dựng khung năng lực),… Ngoài ra, còn có các dịch vụ Tính lương 3P, Tuyển dụng, Kiểm tra tham chiếu, Phần mềm quản trị nhân sự tổng hợp.

Tái cấu trúc doanh nghiệp là một khởi đầu mới cho tất cả mọi người. Bước ngoặt này có thể mang lại sức sống cho một công ty. Nếu doanh nghiệp đang có ý định tái cấu trúc, hãy bắt đầu từ sớm. Và bất cứ lúc nào doanh nghiệp cần tư vấn về chiến lược, cách thức thực hiện, JobTest đều sẵn sàng hỗ trợ.

Rate this post

Viết một bình luận