Tại sao doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong chuyển đổi kỹ thuật số?

Chuyển đổi kỹ thuật số là hình thức chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình ứng dụng công nghệ kỹ thuật. ...

Photo of author

Phuc Pham

Ngày đăng:

Doanh nghiệp việt nam chuyển đổi kỹ thuật số

Chuyển đổi kỹ thuật số là hình thức chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình ứng dụng công nghệ kỹ thuật. Đây là một hành trình khó khăn cho tất cả doanh nghiệp. Tỷ lệ thất bại thường rơi vào khoảng 60-80% – khá cao và vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện đáng kể.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Kinh doanh Harvard vào năm 2020. Kết quả cho thấy 80% CEO xác nhận tổ chức của họ sẽ cần phải trải qua những thay đổi đáng kể để chuyển đổi kỹ thuật số. Điều này bao gồm sự cải tiến của mô hình kinh doanh trong khoảng thời gian 3 năm để đảm bảo thành công.

Cũng giống như nhiều doanh nghiệp trên thế giới, đây cũng là một kỳ tích không hề dễ dàng đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Một nghiên cứu gần đây về các doanh nghiệp tại Việt Nam đã xác định 5 yếu tố chính dẫn đến thất bại trong công cuộc chuyển đổi này. Khảo sát được thực hiện bởi Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung từ Đại học RMIT Việt Nam và ông Nguyễn Tuấn Hồng Phúc từ KPMG Việt Nam. Và sau đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại trong công cuộc chuyển đổi này.

Chuyển đổi kỹ thuật số

Nhân sự cấp cao chưa có kỹ năng thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số

Chuyển đổi kỹ thuật số không chỉ là một thay đổi đơn lẻ. Đó là một sự thay đổi toàn bộ cấu trúc. Nỗ lực này đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo phải có khả năng thúc đẩy sự đổi mới.

Những nhà lãnh đạo này cần thể hiện sự quyết tâm, truyền cảm hứng, khả năng lãnh đạo bằng tấm gương, sự trao quyền và động lực.

Nghiên cứu cho thấy rằng nhiều doanh nghiệp đã “phó mặc tất cả” cho bộ phận Công nghệ thông tin của họ để khám phá và thực hiện các thay đổi liên quan đến công nghệ. Các nhà lãnh đạo của những doanh nghiệp này cho rằng chuyển đổi kỹ thuật số là một phần trách nhiệm của bộ phận Công nghệ thông tin. Đây là một trong những lý do chính khiến phần lớn các dự án chuyển đổi kỹ thuật số thất bại trong kinh doanh.

doi-ngu-nhan-vien-trong-chuyen-doi-ky-thuat-so

Đây là lúc mà tầm quan trọng của đội ngũ lãnh đạo cấp cao được thể hiện rõ nét nhất. Đội ngũ lãnh đạo này là những người chịu tránh nhiệm trong việc định hướng, lên kế hoạch, xác lập lộ trình để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Bộ phận Công nghệ thông tin có thể thực hiện nhưng họ không thể tự định hướng. Vì thế, trong quá trình tuyển dụng nhân sự cấp cao và bổ nhiệm lãnh đạo, doanh nghiệp cần đánh giá chính xác năng lực cũng như tư duy để tuyển chọn được người phù hợp nhất.

Đội ngũ nhân viên thiếu năng lực

Những tiến bộ về mặt công nghệ đã cho phép nhiều doanh nghiệp làm nên những kỳ tích, chẳng hạn như Apple, Amazon, Microsoft và Alibaba,…. Đây là những công ty tiêu biểu cho việc chuyển đổi công nghệ số thành công. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp khác như Sears, Kodak, Nokia, Yahoo và Blockbuster lại bị tụt lại phía sau trong cuộc đua. Thậm chí một số còn phải đối mặt với phá sản. Điều đáng nói là đây đều là những công ty công nghệ, xác lập nền tảng kỹ thuật là thế mạnh ngay từ đầu. Điều này chứng minh kỹ thuật không phải là tất cả.

Thay vào đó, con người chiếm phần lớn trong việc chuyển đổi thành công sang nền tảng công nghệ số.

Do đó, nguồn nhân sự trong doanh nghiệp đòi hỏi phải được đánh giá năng lực toàn diện ngay từ quá trình tuyển chọ. Cũng như đánh giá định kỳ trong thời gian làm việc. Việc đánh giá năng lực nhân sự chủ yếu xoay quanh 3 khía cạnh: Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ. Tất cả những khía cạnh này phải đáp ứng đúng theo yêu cầu của doanh nghiệp và phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số. 

Không lấy văn hóa doanh nghiệp là nền tảng

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong mỗi doanh nghiệp. Đây được coi là yếu tố quyết định sự thành công của công cuộc chuyển đổi số.

Văn hóa doanh nghiệp

Cũng như nhiều cải cách hoặc thay đổi lớn, thường có sự phản kháng từ các bên liên quan đến doanh nghiệp, trong hoặc ngoài. Điều này có thể làm tăng rủi ro trong suốt quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Điều này sẽ được cải thiện đáng kể khi các công ty tạo ra một văn hóa doanh nghiệp khuyến khích nhân viên chấp nhận rủi ro và thất bại. Văn hóa này sẽ thúc đẩy mọi người có thể học cách thích nghi nhanh chóng.

Tại nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, việc xây dựng nền tảng văn hóa này chưa thật sự được chú trọng. Ngoài ra, việc các nhà lãnh đạo vô tình tạo nên văn hóa đổ lỗi thường diễn ra phổ biến tại các doanh nghiệp Việt. Điều này khiến nhân viên không muốn bước ra khỏi vùng an toàn của họ. Hậu quả là việc thực hiện chiến lược chuyển đổi số càng trở nên bất ổn và khó khăn hơn.

Quan niệm sai lầm về khả năng kỹ thuật số

Khả năng kỹ thuật số của một doanh nghiệp không chỉ bao gồm cơ sở hạ tầng ICT mà là sự kết hợp của nhiều năng lực. Chúng bao gồm cơ sở hạ tầng công nghệ, quy trình thu thập và quản lý dữ liệu, phân tích dữ liệu. Quan trọng nhất là khả năng đưa ra các giải pháp dựa trên phân tích dữ liệu, cũng như khả năng bảo mật.

Khả năng kỹ thuật số

Trong các cuộc phỏng vấn doanh nghiệp, đa phần các nhà lãnh đạo chưa thật sự hiểu hoặc hiểu sai về khả năng kỹ thuật số. Do đó, các doanh nghiệp này chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin. Vì vậy, họ đã đầu tư vào các dự án công nghệ chi phí cao. Tuy nhiên, các giải pháp được cung cấp không đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp do năng lực còn lại còn yếu.

Những sai lầm trong chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số

Các doanh nghiệp thường mắc phải các lỗi sau trong chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số tổng thể

Chỉ tập trung vào chuyển đổi công nghệ

Trở nên quá thiên về công nghệ và quên rằng con người, cụ thể là đội ngũ lãnh đạo và nhân viên mới là chủ nhân thực sự của sự chuyển đổi. Quản trị công ty tốt cần được ưu tiên, cùng với các yếu tố nêu trên.

Đặt mục tiêu không thực tế

Trở nên ảo tưởng về thành công bằng cách đặt ra các mục tiêu không thực tế trong thời gian thực hiện ngắn. Khi các mục tiêu không được đáp ứng hoặc khi việc thực hiện gặp quá nhiều thách thức, bất kỳ bước tiếp theo hoặc dự án tiềm năng nào cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Quá thận trọng và chi tiết

Trở nên thận trọng quá mức và quá chi tiết trong việc triển khai. Không có gì là tuyệt đối. Khi một nhà lãnh đạo doanh nghiệp có tư duy cầu toàn, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số thường sẽ kéo dài và kém linh hoạt. Và cuối cùng phải chịu chi phí cao.

Sai lầm trong chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số

Thiếu nguồn lực cho kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật số

Thiếu sự tập trung, chuẩn bị và nguồn lực chuyên dụng cho chuyển đổi số. Sai lầm này thường do sự hiểu biết kém về bản chất của “sự biến đổi”. Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động và quy mô của mỗi doanh nghiệp, chi phí và nguồn lực có thể khác nhau. Nhưng chuyển đổi kỹ thuật số thường nhắm đến những thay đổi cơ bản trong hoạt động, truyền thông và thậm chí cả mô hình kinh doanh. Do đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên tập hợp các nguồn lực phù hợp và ưu tiên thực hiện công việc này.

Tạm kết

Tóm lại, trong công cuộc chạy đua chuyển đổi số, yếu tố công nghệ thông tin không phải là tất cả. Thay vào đó, yếu tố con người sẽ đóng vai trò chủ chốt. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tuyển chọn gắt gao ngay từ đầu, cũng như thường xuyên đánh giá nhân sự trong quá trình làm việc. 

JobTest hiện đang là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực đánh giá nhân sự dựa trên khung năng lực và từ điển năng lực. Bài đánh giá được xây dựng trên nền tảng online theo hình thức trắc nghiệm, thuận tiện cho cả doanh nghiệp và người thực hiện. 

Những câu hỏi đánh giá được xây dựng theo chuẩn quốc tế, dựa trên hệ thống đánh giá của IBM Kenexa. Điều này giúp đảm bảo đánh giá toàn diện nhân sự trên tất cả phương diện Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ. Hơn nữa, tiêu chuẩn đánh giá hoàn toàn có thể tùy biến theo đúng nhu cầu, chiến lược của doanh nghiệp để phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số. Ngoài ra, những bài đánh giá này còn đánh giá năng lực chuyên môn, tư duy lãnh đạo, hỗ trợ đắc lực cho quá trình lựa chọn đội ngũ lãnh đạo và nhân sự kế thừa.

Rate this post

Viết một bình luận