Situational Judgement

Situational Judgement

  • Số lượng câu hỏi: 08 câu hỏi/ bài
  • Thời gian thực hiện: 30 phút/ bài
  • Đối tượng hướng đến: Học sinh, sinh viên hoặc người làm tại các vị trí tiếp xúc nhiều với khách hàng
  • Nội dung đánh giá: Bài đánh giá sẽ kiểm tra 08 kỹ năng mềm quan trọng: Giao tiếp & gây ảnh hưởng, Làm việc nhóm, Xây dựng mối quan hệ, Chăm sóc khách hàng, Tư duy phân tích & phản biện, Nhạy bén về thương mại & thị trường, Làm việc hướng tới kết quả, Lên kế hoạch và sắp xếp công việc.
  • Mục đích đánh giá: Đo lường khả năng của người thực hiện để định hướng nghề nghiệp. Bài trắc nghiệm thường được dùng để tuyển chọn nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng, truyền thông,...

Danh sách bài test

  • {{ !_.isEmpty(item.question_packages) ? item.question_packages.length : 0 }}
  • {{ _.isNumber(Number(item.duration)) ? item.duration : 0 }}
  • {{ _.isNumber(item.tested) ? item.tested : 0 | money }}
{{ item.name }}
{{ _.isNumber(item.view) ? item.view : 0 | money }}
{{ item.price | money }} ₫ Miễn Phí

Khi đi làm, môi trường làm việc chắc chắn sẽ trở thành ngôi nhà thứ hai và công việc là thứ chiếm phần lớn thời gian. Với sự liên kết chặt chẽ như vậy, dĩ nhiên đôi lúc, chúng ta phải lâm vào những tình huống khó xử mà nếu chúng ta không có khả năng xử lý tình huống hiệu quả, chúng ta có thể gây ra những sai lầm không đáng có. Nghiêm trọng hơn, có thể đánh mất cơ hội thăng tiến của mình.

xu ly tinh huong

Khả năng xử lý tình huống là gì?

Khả năng xử lý tình huống là khả năng phát hiện ra vấn đề, phân tích, liên hệ các thông tin để hiểu rõ toàn bộ vấn đề. Đồng thời, đưa ra được các phương án giải quyết, đánh giá phương án đó và cuối cùng sẽ ra quyết định giải quyết hợp lý.

Có nhiều cách để đánh giá một người có khả năng xử lý tình huống tốt hay không, có thể là đặt một số câu hỏi trực tiếp hoặc đưa họ vào môi trường nào đó rồi yêu cầu họ giải quyết,... nhưng sẽ khá mất thời gian để đánh giá. Thấu hiểu được khó khăn hiện tại của các doanh nghiệp, JobTest chúng tôi đã cung cấp bài trắc nghiệm đánh giá khả năng xử lý tình huống này để hỗ trợ các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí rẻ nhưng mức độ đánh giá chính xác cao. 

Bài test đánh giá khả năng xử lý tình huống

Bài test đánh giá khả năng xử lý tình huống cung cấp cho người làm những tình huống mà họ có thể gặp phải trong môi trường làm việc. Sau đó đưa ra những đáp án họ quyết định lựa chọn. Tuỳ vào mỗi câu hỏi sẽ tương ứng với cấp độ tình huống khác nhau. Qua đó, người làm dễ dàng tự đánh giá khả năng xử lý tình huống của bản thân thông qua bài báo cáo kết quả. Bên cạnh đó, bài Test này còn giúp ta đo lường một số kỹ năng mềm cơ bản: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề,...

xu ly tinh huong

Mặt khác, bài đánh giá khả năng xử lý tình huống còn được gọi là bài kiểm tra khả năng lãnh đạo. Chính nhà quản lý có thể thực hiện bài test này, đo lường khả năng lãnh đạo hiện tại của mình đã đem lại hiệu quả cao hay chưa, hiểu rõ về phong cách lãnh đạo của bản thân để hành xử phù hợp cho nhiều tình huống khác nhau. Thông qua đánh giá, họ cũng hiểu được đâu là cách xử lý phù hợp nhất/ít phù hợp nhất cho những tình huống điển hình để điều chỉnh phản ứng. Ngoài ra, ứng viên cũng có thể làm bài test để khám phá tiềm năng lãnh đạo. 

Bài Test này phù hợp để đánh giá cho mọi đối tượng: sinh viên, thực tập sinh, Quản trị viên tập sự, Giám Đốc, nhà Quản lý,... Hơn hết, bất kỳ môi trường hay ngành nghề nào cũng yêu cầu mỗi người có khả năng xử lý tình huống.

Bạn có thể ghé qua trải nghiệm thử bài test đánh giá khả năng xử lý tình huống miễn phí để có cơ sở khoa học đánh giá đúng năng lực nhân viên. Tài liệu này đang được rất nhiều nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá năng lực đầu vào của ứng viên.

Tóm lại, với bài test khả năng xử lý tình huống này, nhà tuyển dụng nhân sự sẽ không còn nhàm chán khi phỏng vấn ứng viên nữa. Hơn thế nữa, bạn còn đánh giá được khả năng xử lý tình huống của ứng viên, xem xét được nhiều khía cạnh từ hành vi, thái độ và kỹ năng, từ đó chọn được ứng cử viên sáng giá, phù hợp cho công ty của mình. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm khả năng ngôn ngữ và khả năng tư duy phản biện. Hai khả năng này cũng góp phần tạo nên hiệu quả cao trong quá trình xử lý tình huống.

Ngành công nghiệp liên quan

  • Tài Chính & Ngân Hàng
  • Hàng Không
  • Công Nghiệp ô Tô
  • Giáo Dục & Đào Tạo
  • Vận Tải & Giao Nhận
  • Khoa Học Đời Sống
  • Sản Xuất
  • Dầu Khí
  • Tổ Chức Công Và Phi Lợi Nhuận
  • Bán Lẻ
  • Viễn Thông
  • Chức Năng Văn Phòng
  • Dịch Vụ Tư Vấn